Tôm thẻ chân trắng Kỳ lạ đời sống loài lươn

Kỳ lạ đời sống loài lươn

Publish date Friday. July 10th, 2015

Kỳ lạ đời sống loài lươn

Trước độ dài này các cô chị Lươn sinh con đẻ cái cũng chả cần cánh đàn ông. Đây là đặc tính thú vị để sau này chúng ta chọn lựa loại và phương cách mà câu bắt chúng. Câu bắt Lươn phải theo mùa và theo vùng. Mồi câu duy nhất cho đến bây giờ vẫn là trùn đất.

Mùa xuân tiết trời ấm áp. Cây cỏ đâm chồi nảy lộc. Đó cũng là lúc các ruộng lúa mới cấy sạ xong, nước bắt đầu trong lại, lúa bắt đầu ra rễ và mọc các chồi non đầu tiên. Lúc này các chị Lươn bắt đầu trổ tài làm hang. Có lẽ trong thời gian cày bưà nước đục các chị trốn hết. Nước đục Lươn chúa ghét. Chả thế mà nơi có Lươn ta khuấy bùn đục là Lươn chui khỏi hang bò ra chỗ nước trong. Đây cũng là điều thú vị khi bắt Lươn. Hang lươn có hai phần. Phần hậu phương nằm sâu trong bờ đất cứng rộng và lớn chủ yếu là dùng để cố thủ khi gặp nạn. Phần hai hơi lộ thiên.

Buổi sáng chúng thường ra đây nằm chờ kiếm con tôm, bắt con tép. Mùa này ta đi dọc trên bờ chỗ nào thấy có đất mới có cái lỗ mờ mờ thì từ từ bỏ ngón trỏ vào dồn dần đưa nó về hậu mà bắt. Nếu cao thủ hơn thì dùng tay kia xục xuống bùn ngang lưng nó mà hất lên bờ. Lươn này nhỏ con nhưng thơm thịt (dùng làm lẩu thì tuyệt chiêu !). Các chàng và cụ Lươn thời kỳ này lại nương náu ở các khúc hồ, khúc mương sâu hơn. Chắc cũng buồn vì hết thời sinh đẻ hay đã mãn ...nên hay tự ái ! Muốn bắt chúng phải câu nhử.

Dây câu là loại dây dù chắc cỡ 35-40cm một đầu buộc vào lưỡi câu đầu kia buộc vào giữa một đoạn tre dài 10-15cm bằng ngón tay trỏ. Lưỡi câu cứng và sắc. Mồi trùn móc trùm lưỡi và cho thừa một đoạn ở đầu lưỡi. Đi dọc bờ ao hoặc mương chỗ nào có đám cỏ xanh mướt khả nghi có chúng trú thì buông câu. Khi thả câu cho sợi dây lọt giữa ngón trỏ và ngón giữa bàn tay để ngửa cầm chặt thanh tre. Tay còn lại búng xuống nước. Thường dùng ngón cái và ngón trỏ. Nghe tiếng “tróc tróc” nó tưởng đối thủ trồi lên quan sát và thấy con trùn ngoe ngẩy thì đớp.

Khi dính câu thì phải kéo từ từ và đều tay. Đặc biệt trước khi buông cần phải vén cỏ xung quanh tại chổ câu để khỏi bị nó quấn chặt khi dính thì rất khó bắt. Khi lên khỏi mặt nước nó quẫy dữ lắm, có khi nó còn quấn vào tay như rắn nếu sợ thì khó mà giữ được nó. Câu kiểu này có khi bắt được Lươn Sư hay còn gọi là “Xà tinh“ hơn ký-lô là chuyện thường !

Cuối xuân khi tiết trời nóng dần lên, những cơn mưa rào ập đến báo hiệu chuyển mùa. Lúc này sau thời gian mang bầu và chuẩn bị kỹ hang ổ cho việc sinh nở, các chị Lươn bước vào mùa sinh sản. Đây có thể là lần sinh nở đầu tiên và cũng có thể là lần cuối cùng vì sau đó các chị sẽ bị luật của loài Lươn thay đổi giới tính. Do vậy tâm trạng và sự chuẩn bị có nhiều điều khác lắm. Đối với các em mới sinh lần đầu việc thu xếp cho nơi sinh có vẻ sơ sài không xem nặng vị trí làm tổ, chỉ cốt là có chổ để mẹ tròn con vuông ! Trái lại, các bà chị Lươn già thì xem đây là lần cuối cùng trong đời, cái nơi sinhsau này sẽ là ngôi nhà ẩn dật khi biến thành đàn ông nên Lươn chọn nơi sâu hơn và kín đáo hơn.

Đầu tiên các bà các chị bỏ hẳn phần hang di động, tập trung xây hậu cứ sâu hơn và lớn hơn. Phía trước cổng bây giờ được trang trí các vòng cỏ bện vào nhau giữa có khoảng trống để dễ bề quan sát. Đám đất xung quang cửa hang được nện kỹ như một cái sân nhỏ. Có lẽ đây là bàn sinh khi vật lộn vượt cạn một mình. Sau năm bảy cơn mưa rào Lươn bắt đầu đẻ. Tổ của Lươn cũng giống tổ của cá Sặc Rằn. Đám bọt này là nơi trứng Lươn đeo bám khi ra khỏi bụng mẹ và nở thành con. Vì Lươn là loại “Pê-đê” nên không có chồng mà vẫn sinh con.

Có lẽ vì vậy các bà các chị dữ dằn lắm. Thường thì răng của Lươn không có gì đáng sợ và ít khi há miệng. Nhưng lúc này hàm răng được mài nhọn trong thời gian dưỡng thai vì nó ý thức được rằng việc sinh đẻ của nó cực kỳ gian nan cùng nguy hiểm. Nó phải chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo vệ thành quả của mình. Câu Lươn mùa này đòi hỏi phải  gan dạ và nhanh tay không thì bị nó cắn đứt ngón tay như chơi. Có người khuyên không nên bắt Lươn mùa này có người nói cần phải bắt hết mấy bà Lươn sau khi sinh bởi vì khi biết thời con gái xuân sắc của mình sẽ vĩnh viễn ra đi sau lần sinh cuối cùng này nên các bà sẽ chén sạch số con mình sinh ra cho đỡ tức.

Tôi không biết trúng trật thế nào nhưng ở đây ta chỉ nói việc câu cho nên phải chọn những nơi bà Lươn mà câu còn các cô thì nên tạo cơ hội cho kéo dài sự ... sinh nở một mình cho thấm điều bất hạnh. Do đó ta nên câu ở những tổ kín đáo và nơi sâu.

Trong khi các bà các chị bận rộn cho việc bảo tồn nòi giống và lo cho tương lai của dòng dõi nhà mình thì mấy chàng đực rựa vừa thoát khỏi kiếp đàn bà đang ở thời mãn kinh và mấy sư phụ thì đú đởn ! Loại này chẳng giúp ích gì cho nòi giống phải diệt nó thôi. Vả lại nó vừa được vỗ béo nên thịt thơm hấp dẫn lắm. Đi câu Lươn mùa này phải câu ban đêm. Nên dựng trại gần chỗ câu, rủ thêm mấy người bạn vừa lai rai, vừa kiểm soát việc câu. Cần câu Lươn dài độ 1m2 đến 1m3. Một đầu vót tròn cỡ ngón tay giữa vót nhọn phần cuối để cắm xuống đất.

Một phần ba phía trên chỉ để lại phần cật tre có độ đàn hồi tốt, phía đầu khắc ngấn để buộc dây. Tre dùng làm cần phải là loại tre tươi có độ dẻo và độ bền chịu sức nặng 3kg trở lên. Dây câu cũng là dây dù 0.35mm dài độ 30-35cm. Mỗi lần đi câu chuẩn bị khoảng ba bốn chục cần. Mồi câu là trùn đất. Muốn câu thêm Lóc thì chuẩn bị thêm mấy chú nhái. Loại này ở bờ lúa thì thiếu gì. Lưỡi câu phải loại vừa chắc chắn. Móc mồi dài trùm một tí lên dây che khuất hết lưỡi. Lộ trình câu nên chọn dọc bờ kênh hoặc hồ. Nên chọn vòng khép kín để tiện việc thu hoạch chiến lợi phẩm. Cứ cách 10m cắm một cần.

Khi cắm để đầu cần câu sát mặt nước. Nếu câu cá Lóc thì móc lưỡi từ hậu môn con Nhái. Móc ít thôi để bảo đảm Nhái sống được lâu. Cắm làm sao Nhái có thể bơi thoải mái trong bán kính 10cm. Sau hai giờ cắm câu thì dùng đèn pin đi kiểm tra. Cần nào chúi hết phần đầu thì chắc hẳn là chàng Lươn. Một tay cầm cần, tay kia dò theo dây câu tiến đến nắm đầu mà kéo lên. Nhưng cũng cẩn thận đấy vì Rắn nó cũng ăn kiểu này (!) tuy không thể cắn được nhưng dễ giật mình lộn cổ xuống ao.

Cần câu nào uốn éo, qua lại là Trê hoặc Lóc thì cứ nhẹ nhàng đưa vợt múc lên. Cần nào vỗng khỏi nước thì phải thay mồi. Khi đã dính Lươn thì phải dời cần đi nơi khác vì nó quậy quá những tên khác không dám đến nữa. Tà tà trúng mánh thì cả đêm có thể cuỗm trọn dăm ký đó !!!

Mùa thu mát dịu càng về cuối thu trời càng lạnh dần. Ao hồ đã có nước trở lại. Lúc này lũ Lươn rủ nhau đi dạo chuẩn bị cho mùa Ðông sắp đến. Lúc này chúng không ở cố định một chỗ. Có lẽ đây là thời gian đẹp nhất của loài này. Không phân biệt già trẻ lớn bé nó cứ đi từng đàn, đây chính là mùa đặt trúm. Trúm có thể bằng ống tre hoặc đan dài 30-35cm to bằng bắp chân. Phía trong đặt giỏ nhỏ đựng đầy trùn. Điều kiện giỏ nhỏ này là trùn không chui ra đượcnhưng mùi vị tanh hôi của nó phải thoát ra ngoài. Trùn phải chặt hai chặt ba để ngậy mùi hơn.

Giỏ nhỏ này có giây buộc chặt vào đáy trúm. Phía đầu có buộc cục đá vừa phải đủ sức kéo chìm trúm. Nối một sợi dây từ trúm cột vào cọc cắm trên bờ. Khoảng tám chín giờ tối thì thả trúm. Chổ thả phải sâu ít nhất 1m. Sáng phải thu trúm trước 5h để tránh Lươn bị ngợp chết, vì mỗi trúm có khi năm ba con là thường. Khi một chị Lươn lọt vào trúm thì nút chùn chụt vừa gây hứng thú cho kẻ đứng ngoài vừa làm lan tỏa thêm mùi ... trùn, càng kích động những kẻ khác sập bẩy. Khi vớt trúm lên thì phải đổ Lươn ra ngay để có thể cứu sống mấy chú đang hấp hối vì hơi trùn và chen lấn. Lời khuyên: những con Lươn đã bị chết không nên ăn.

Tags: doi song loai luon, ky thuat nuoi luon, nuoi luon, nuoi thuy san


Related news

Một số điều thú vị về tập tính sinh sản của cá rô đồng Một số điều thú vị về tập tính… Nuôi cá lăng đuôi đỏ Sêrêpốk Nuôi cá lăng đuôi đỏ Sêrêpốk