Tin nông nghiệp Kỹ thuật chăm sóc cây hồng xiêm đạt năng suất, chất lượng

Kỹ thuật chăm sóc cây hồng xiêm đạt năng suất, chất lượng

Author Mai Ngân, publish date Monday. May 25th, 2020

Kỹ thuật chăm sóc cây hồng xiêm đạt năng suất, chất lượng

Hồng xiêm, sa pô chê hay lồng mức là cách gọi khác nhau của cùng một loại cây, trồng hồng xiêm kinh doanh cần được bón cân đối đạm, lân, kali và trung vi lượng để đạt được năng suất, chất lượng nhằm duy trì sự ổn định lâu dài của cây.

Chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ giúp cây hồng xiêm tăng năng suất chất lượng

Hồng xiêm là cây ăn quả nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt từ 23-34 độ C; lượng mưa 1.000 - 1.500 mm và phân bố tương đối đều trong năm.

Hồng xiêm có thể trồng trên nhiều loại đất, thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng.Hồng xiêm có thể trồng được quanh năm nhưng ở miền Nam thời vụ trồng thích hợp nhất là đầu mùa mưa, ở miền Bắc là vào mùa xuân. Mật độ trồng thích hợp khoảng 120-150 cây/ha với khoảng cách 8m x 8-10m.Kỹ thuật bón phân cho hồng xiêm sai quả.

Trước hết, về khâu chuẩn bị đất trồng, vùng đất cao đào hố sâu 60 x 60cm, đất thấp cần lên liếp, liếp rộng 6-8m, trồng thành hàng đơn trên mô cao khoảng 40cm, rộng 1m. Bón khi trồng 20-30 kg phân chuồng hoai và 20-40gram NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu.

Số phân này cần trộn đều với lớp đất mặt, lấp đầy hố, khi trồng moi đất đủ đặt bầu rồi nén chặt đất lại. Tưới thúc bằng cách pha 30-50gram NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu trong 10 lít nước, định kỳ 1 tháng/lần.

Năm thứ nhất: 0,5 kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/cây; Năm thứ hai: 1 kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu /cây; Năm thứ ba: 1,5 kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu /cây; Năm thứ tư: 2,0 kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu /cây

Lượng phân trên chia đều làm 4-6 lần bón trong năm, bón quanh gốc vào vùng rễ non của cây. Hồng xiêm trồng bằng nhánh chiết thường có trái ngay năm đầu vì ở cây mẹ đã cho trái, nhưng không nên để mà cần vặt bỏ để tập trung nuôi cành, nuôi tán. Hồng xiêm khi kinh doanh cần được bón cân đối đạm, lân, kali và trung vi lượng để đạt được năng suất, chất lượng nhằm duy trì sự ổn định lâu dài của cây. Sapo ra hoa không chỉ một đợt trong năm như cây ăn quả khác mà ra hoa rất nhiều lần, do đó cần phải chia phân ra bón làm nhiều lần trong năm, sau mỗi đợt ra hoa và nuôi quả. Loại phân Đầu Trâu và lượng bón cho mỗi cây cụ thể như sau:Lần 1: Sau khi thu hoạch, tỉa cành tạo tán.

Bón 40-60 kg phân chuồng 1,0-3,0 kg Đầu Trâu AT1. Lần 2: Sau khi bón phân đợt 1 khoảng 1 tháng bón 1,0-2,0 kg Đầu Trâu AT2 nuôi bông. Kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 007, khoảng 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.Lần 3: Khi trái có đường kính 2-3 cm, bón 1,0-2,0 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu.

Kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 009, khoảng 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.Lần 4: Khi trái có đường kính 5-6 cm, bón 1,5-3,0 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu. Kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 009, khoảng 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.Lần 5: Trước khi thu hoạch 1 tháng bón 40-50 kg hữu cơ hoai và 1,5-2,5 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu.Lần 6-10: Sau khi thu trái lần trước khoảng 1 tháng, bón 1,5-3,0 kg AT3 Đầu Trâu hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu, kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 009, khoảng 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày để nuôi trái đợt kế tiếp. Thông thường sapo có 5-6 đợt trái trong năm.

Ở miền Bắc hồng xiêm sau khi thụ phấn tới khi quả chín khoảng 8-10 tháng, trong khi đó ở miền Nam chỉ cần 4-6 tháng. Tiêu chuẩn xác định độ già để thu hái là: Cuống quả nhỏ lại, tai vểnh lên, lớp phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra, vỏ quả chuyển sang màu xanh vàng và nhẵn, khi hái mủ ở cuống quả chảy ra ít hoặc không có. Bổ đôi quả thấy thịt quả đã chuyển màu nâu vàng là có thể thu hoạch.


Phòng trừ rầy nâu cuối vụ Phòng trừ rầy nâu cuối vụ Tập trung phòng trừ sâu đục cuống quả vải Tập trung phòng trừ sâu đục cuống quả…