Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thịt
1. CÁCH CHỌN LỢN GIỐNG ĐỂ NUÔI THỊT
Trong điều kiện của các hộ nông dân nghèo nên nuôi lợn lai F1 có tỷ lệ máu ngoại thấp. Tốt nhất là con lai F1 của lợn đực ngoại Đại Bạch, Lan-đrát,... với lợn nái Móng Cái.
• Kỹ thuật chọn giống
- Ngoại hình:
Mình dài, cân đối, lưng thẳng, bụng thon gọn, mông vai nở. Chân thanh, thẳng và chắc chắn. Gốc đuôi to. Không có tật ở miệng, mũi.
- Thể chất:
+ Khỏe mạnh, da hồng hào. Lông thưa, bóng mượt. Mắt tinh nhanh. Đi Ịại hoạt bát, nhanh nhẹn. Phàm ăn.
+ Khối lượng (lúc 60 ngày tuổi): Lợn nội đạt 6 - 8 kg/con; lợn lai đạt 10 -13 kg/con.
- Nguồn gốc:
Mua ở những địa chỉ tin cậy, giống tốt và an toàn dịch bệnh; đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh: Dịch tả, Tụ dấu, Phó thương hàn và Lở mồm long móng.
2. CHUỒNG TRẠI VÀ DỤNG CỤ CHĂN NUÔI
• Vị trí chuồng:
- Xa nhà ở, phù hợp với quy hoạch tổng thể của các hộ lân cận, cao ráo, thoáng mát, thuận lợi cho việc thoát nước bằng phương pháp tự chảy.
- Thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước cho chuồng lợn. Thuận tiện cho việc vận chuyển lợn giống, thức ăn và sản phẩm chăn nuôi.
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và cảnh quan môi trường.
• Hướng chuồng:
- Hướng Đông - Nam hoặc hướng Nam.
- Nên chọn cuối hướng gió so với khu dân cư.
• Nền chuồng:
Nền chuồng phải được đầm nén kỹ và cao hơn mặt đất khoảng 30 - 45 cm, có độ dốc phù hợp để tránh ẩm ướt, ngập úng. Nền nên lát bằng gạch để dễ vệ sinh, nhanh khô và mùa hè mát hơn. Nếu nền láng bằng xi-măng cát thì phải tạo độ nhám để tránh trơn trượt cho lợn.
• Vách che:
Vách che không quá kín, quá cao để tạo độ thông thoáng và tiện lợi cho việc chăm sóc. Vách có thể làm bằng tre, gỗ hoặc xây gạch, bê-tông đúc.
• Mái che:
Có thể lợp mái rạ, mái cọ, tôn hoặc fibrô xỉ-măng. Nên làm mái cao vừa phải để đảm bảo thông thoáng và hạn chế mưa hắt vào.
• Máng ăn, máng uống:
Nên có máng ăn và máng uống riêng. Máng ăn, máng uống có thể làm bằng gỗ, bằng xi-măng đúc rời, hoặc xây cố định vào tường và nền, có lỗ thoát nước để dễ cọ rửa. Máng ăn, máng uống cần có độ cao thích hợp (13 - 20 cm) theo độ tăng trưởng của lợn. Chiều dài thông thường từ 20 - 30 cm/đầu lợn, đáy máng rộng 20 - 30 cm. số lượng và chiều dài máng ăn, máng uống phải phù hợp với sổ lợn nuôi trong chuồng. Máng uống nên đặt xa máng ăn và gần vị trí thu gom phân thải vì lợn có tập quán tìm nơi sàn ướt để thải phân.
• Vệ sinh:
Bên ngoài chuồng có hố chứa phân và nước thải có nắp đậy để đảm bảo vệ sinh thú y và môi trường.
• Yêu cầu về diện tích:
- Diện tích chuồng nuôi phải phù hợp với số lợn nuôi.
- Mùa nắng nóng nên nuôi lợn ở mật độ thưa hơn mùa lạnh.
• Diện tích tối thiểu:
Diện tích tối thiểu để nuôi 1-3 con lợn thịt là 3 - 5 m2, nuôi nhiều hơn 3 con thì mỗi con cần 1 -1,3 m2.
• Diện tích ô chuồng nuôi lợn thịt:
Khối lượng lợn | Ô chuồng (m2) | Sân (m2) | Số lợn/ô |
18 - 50 kg | 6 - 12 | 6 - 12 | 8 - 16 |
50 - 100 kg | 9 - 18 | 0 | 7 - 15 |
MỘT SỐ KIỂU CHUỒNG NUÔI LỢN THỊT
Chuồng nuôi lợn tập trung
Chuồng nuôi lợn ở gia đình
3. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG LỢN LAI LẤY THỊT (ĐỰC NGOẠI x NÁI NỘI)
3.1. Khẩu phần ăn
Tốc độ lớn của lợn thịt khác nhau ở các giai đoạn nên phải chú ý khẩu phần ăn cho lợn ở 3 giai đoạn:
• Giaỉ đoạn 1 (lợn sau cai sữa, từ 2 - 4 tháng tuổi, khoảng 10-30 kg):
Lợn phát triển nhanh, do vậy cần cung cấp đủ dinh dưỡng để lợn lớn lỉên tục. Lượng thức ăn hàng ngày cần cho lợn trong giai đoạn này từ 0,5 - 1,5 kg thức ăn tinh/con/ngày; ngoài ra cần cho ăn thêm rau xanh 0,2 - 0,3 kg/con/ngày để bổ sung vitamin. Cho lợn ăn 3 bữa/ngày.
• Giai đoạn 2 (lợn choai từ 4 - 5 tháng tuổi, đạt khoảng 31 - 60 kg):
Lợn cần loại thức ăn giàu đạm và khoáng để phát triển chiều cao và dài thân, tạo khung xương cho giai đoạn vỗ béo. Có thể nuôi lợn bằng thức ăn tận dụng vì lợn tiêu hóa được nhiều thức ăn thô xanh.
*Chủ ý: Cho lợn vận động hàng ngày để lợn nhanh phát triển. Lượng thức ăn hàng ngày cần cho lợn trong giai đoạn này từ 1,6 - 2,0 kg thức ăn tinh/con/ngày, ngoài ra cần cho ăn thêm rau xanh 0,5 - 0,6 kg/con/ngày. Cho lợn ăn 2 bữa/ngày.
• Giai đoạn vỗ béo lợn (từ 5 tháng tuổi đến xuất chuồng, lợn đạt khoảng 61 - 90 kg):
Nuôi lợn lai lấy thịt
Trong giai đoạn này lợn cần ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng và không cần cho lợn vận động nhiều để đỡ tiêu hao năng lượng. Lượng thức ăn hàng ngày cần cho lợn trong giai đoạn này từ 2,1 - 3,0 kg thức ăn tinh/con/ngày, ngoài ra cần cho ăn thêm rau xanh 0,8 -1,0 kg/con/ngày. Cho lợn ăn 3 bữa/ngày.
3.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng
• Nước uống:
Nhu cầu nước uống của lợn thịt không nhiều như lợn nái, nhưng hàng ngày cũng phải có đầy đủ nước sạch cho lợn uống, nhất là vào mùa nóng. Cho lợn uống nước ngay sau bữa ăn khoảng 5-10 phút. Lượng nước hàng ngày cần cho lợn như sau: Lợn 10 - 30 kg cần 4 - 5 lít/ngày; lợn 31 - 60 kg cần 6 - 8 lít/ngày; lợn 61 -100 kg cần 8 -10 lít/ngày.
• Thiến, hoạn lợn:
Lợn tai F1 khi nuôi lấy thịt cần phải thiến, hoạn. Thời gian thiến: Lợn đực 10 -14 ngày tuổi. Thời gian hoạn: Lợn cái 3 tháng tuổi, khi đạt khối lượng 25 - 30 kg.
• Mật độ nuôi:
Mật độ nuôi nhốt 15 - 20 con/ô. Diện tích yêu cầu tùy theo loại lợn, đối với lợn chuẩu bị xuất chuồng đảm bảo 0,7 - 0,9 m2/con.
• Vệ sinh thú y:
- Cần tẩy giun sán cho lợn trước khi đưa vào nuôi thịt (ở khối lượng 18 - 20 kg).
- Thực hiện tiêm phòng bệnh theo quy định của thú y.
3.3. Kiểm tra năng suất sinh trường
Kiểm tra nâng suất sinh trưởng để biết khả năng tăng trọng của lợn qua các giai đoạn và có các biện pháp điều chỉnh để chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Có 2 cách kiểm tra như sau:
3.3.1. Kiểm tra bằng bảng đối chiếu giữa vòng ngực và khối lượng
Bảng đối chỉếu giữa vòng ngực và khối lượng
VN (cm) | KL (kg) | VN (cm) | KL (kg) | VN (cm) | KL (kg) | VN (cm) | KL (kg) | VN (cm) | KL (kg) |
51 | 14 | 65 | 28 | 79 | 46 | 93 | 70 | 107 | 100 |
52 | 15 | 66 | 29 | 80 | 47 | 94 | 72 | 108 | 103 |
53 | 16 | 67 | 30 | 81 | 48 | 95 | 74 | 109 | 106 |
54 | 17 | 68 | 31 | 82 | 50 | 96 | 76 | 110 | 108 |
55 | 18 | 69 | 32 | 83 | 52 | 97 | 78 | 111 | 111 |
56 | 19 | 70 | 34 | 84 | 54 | 98 | 80 | 112 | 114 |
57 | 20 | 71 | 36 | 85 | 55 | 99 | 82 | 113 | 117 |
58 | 21 | 72 | 38 | 86 | 57 | 100 | 84 | 114 | 120 |
59 | 22 | 73 | 40 | 87 | 58 | 101 | 86 | 115 | 123 |
60 | 23 | 74 | 41 | 88 | 60 | 102 | 88 | 116 | 126 |
61 | 24 | 75 | 42 | 89 | 62 | 103 | 90 | 117 | 129 |
62 | 25 | 76 | 43 | 90 | 64 | 104 | 92 | 118 | 132 |
63 | 26 | 77 | 44 | 91 | 66 | 105 | 95 | 119 | 135 |
64 | 27 | 78 | 45 | 92 | 68 | 106 | 98 | 120 | 138 |
+ VN (cm): Vòng ngực của lợn đo ở vị trí sau nách được tính bằng cm.
+ KL (kg): Khối lượng lợn được tính bằng kg.
Ví dụ: Vòng ngực lợn đo được 60 cm, tra bảng cho thấy khối lượng lợn là 23 kg.
3.3.2. Kiểm tra tính theo công thức tính khối lượng:
P (kg) = 87,5 x (VN) x (VN) x Dài thân
Trong đó:
P: Khối lượng tính bằng kg; VN: Vòng ngực đo bằng thước dây, tính bằng mét (m); Dài thân: Đo bằng thước dây từ sau gáy đến khấu đuôi, tính bằng mét (m); 87,5 là hằng số.
Ví dụ: Một con lợn có vòng ngực 90 cm, dài thân 90 cm, sẽ có khối lượng:
P = (0,9 m) x (0,9 m) x 0,9 m x 87,5 = 0,81 x 0,9 x 87,5 = 63,8 kg
Độ chính xác của công thức là 95 - 98%.
Sơ đồ xác định vị trí điểm đo
Kiểm tra tăng trọng tại mô hình nuôi lợn thịt tại Đắk Song - Đắk Nông
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao