Kỹ thuật chăm sóc và quản lý sò huyết
V. Chăm Sóc Và Quản Lý
- Trong quá trình nuôi cần chú ý đến sự thay đổi các yếu tố của môi trường nước, nhất là nồng độ muối. Vào mùa mưa ở các vùng gần cửa sông, nồng độ muối thường giảm đột ngột ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của sò.
- Màu sắc của bải nuôi và sự sinh trưởng của sò có liên quan theo một quy luật:
+ Mặt bãi màu đen hoặc nơi nâu sẽ có nhiều sinh vật làm thức ăn cho sò, giúp sò huyết sinh trưởng nhanh.
+ Mặt bãi màu xanh hoặc vàng, chứng tỏ các loại tảo đáy mọc dày, không có lợi cho sò huyết.
+ Mặt bãi màu trắng, chứng tỏ có sóng lớn cuốn trôi bùn ra khỏi bãi.
- Hàng ngày nên thường xuyên kiểm tra bãi sò, các hệ thống lưới, đăng chắn…để kịp thời sửa chữa nhằm hạn chế những bất lợi cho hoạt động sống của sò huyết.
- Trong quá trình nuôi nên định kỳ cào sò xung quanh lưới chắn để san thưa, vì sò thường tập trung xung quanh lưới chắn. Việc cào sò để san thưa cũng giúp tiêu diệt được dịch hại.
VII. Thu Hoạch
- Sò huyết nuôi khoảng 1 năm thì có thể thu hoạch. Kích cỡ sò huyết thu hoạch phổ biến là 40 – 60 con/kg.
- Cách thu hoạch sò: dùng cào tay hoặc cào máy để thu hoạch và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
- Việc thu hoạch có thể tiến hành quanh năm, tùy theo thị trường, nhưng tốt nhất nên thu hoạch vào thời điểm sò thành thục sinh dục sẽ cho sản phẩm có chất lượng cao.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao