Cá lăng Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Nha

Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Nha

Publish date Thursday. November 22nd, 2012

Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Nha

Lợi Ích Từ Việc Nuôi Cá Lăng

Cá lăng (lăng nha, lăng vàng, lăng chấm) là đối tượng thủy sản được nuôi nhiều tại các địa phương trong cả nước, đem lại giá trị kinh tế cao. Nhiều hộ nhân dân cũng đã làm giàu từ mô hình nuôi cá lăng nha, lăng vàng, lăng chấm.

Để việc nuôi cá lăng đạt hiệu quả và cho năng suất cao, đòi hỏi bà con phải nắm bắt được kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh. Những kiến thức trình bày trong sách đã được chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu quý giá, sau đó chắc lọc những kiến thức cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích là giúp bà con có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi cá lăng để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bà con nông dân.

Phần 1 – Kỹ Thuật Nuôi Cá Lăng Nha

Cá lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá trị thương phẩm cao. Trước đây, loại cá này chủ yếu được đánh bắt, khai thác từ tự nhiên. Nhưng hiện nay loài cá này là đối tượng thủy sản được bà con nuôi nhiều và cho năng suất cao.

I. Điều Kiện Ao, Bè Nuôi

- Để nuôi cá lăng nha đạt hiệu quả, có thể áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh trong ao hoặc trong bè. Tuy nhiên, nuôi trong bè cá lớn nhanh hơn.

- Ao nuôi rộng 1.000m2 trở lên, sâu 1,5 – 2m. Độ che phủ mặt nước không quá 30%. Lớp bùn dày 10 – 15cm, có thể chủ động cấp, thoát nước.

- Nếu nuôi bè, bè phải có thể tích từ 10m3 trở lên, đặt ở nơi có dòng chảy vừa phải.

- Nguồn nước dùng để nuôi cá lăng nha phải đảm bảo các thông số: Độ pH từ 6 – 8 (tốt nhất 6,5 – 7,5); O6xy hòa tan trên 3mg/l; độ trong 30 – 40 cm ; độ mặn 0 – 5%, hàm lượng NH3 dưới 0,01mg/l.

II. Chuẩn Bị Ao, Bè Nuôi

- Việc chuẩn bị ao, bè có ý nghĩa quyết định đến kết quả nuôi. Nếu tẩy trùng ao, bè tốt thì mầm bệnh khó có cơ hội phát triển.

- Tẩy dọn ao: Sau khi tháo cạn nước, dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) rải đều khắp đáy ao với lượng 10 – 15kg/100m2.

- Ngày sau khi bón vôi, sử dụng sản phẩm chuyên dùng để hấp thụ khí độc hoặc chế phẩm sinh học Environ AC xử lý ô nhiễm nền đáy ao với liều 1 – 1,5kg/1.000m3 nước để thúc đẩy việc phân hủy chất hữu cơ và khử khí độc.

- Phơi nắng đáy ao 1 – 2 ngày rồi khử trùng ao một lần nữa bằng một trong các sản phẩm BKC, liều dùng 0,7 – 1 lit/1.000m3. hoặc Sanmolt F, liều dùng 1 -1,5 lit/1.000m3 hoặc Sanmolt F, liều dùng 1 – 1,5lit/1.000m3. Không nên bón lót ao bằng phân chuồng.

- Đối với bè, kiểm tra, gia cố bè thật kỹ trước khi thả cá. Dùng BKS hoặc Sanmolt F phun vào bè để diệt mầm bệnh. Đặt bè nơi ít sóng gió, dòng chảy vừa phải, thuận lợi trong việc vận chuyển cá, vận chuyển thức ăn.

III. Thả Cá Giống

- Tiêu chuẩn: Cá không mất nhớt, đuôi và râu không bạc màu; cỡ đồng đều.

- Mật độ: Nếu nuôi trong ao bán thâm canh (nuôi ghép): thả 4 -5 con/m2(trong đó cá lăng nha chiếm 20 – 30 % tổng số cá thả). Thâm canh (nuôi đơn): thả 6- 8 con/m2. Ngoài ra, cần thả thêm 3 – 5% cá rô phi thường để làm thức ăn cho cá. Nếu nuôi trong bè, mật độ 60 – 70 con/m3.

- Thời gian thả: tốt nhất là thả cá vào buổi sáng, từ 8 giờ đến 11 giờ.

- Phòng bệnh cho cá bằng cách sát trùng (tắm cá) trước khi thả xuống ao, bè bằng muối ăn (1 muỗng canh pha trong 1 lít nước) hoặc bằng BKS, Sanmolt F theo liều hướng dẫn.

IV. Thức Ăn

- Có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau: cá tạp, cắt khúc vừa cỡ miệng. Thức ăn tự chế 50% cám + 50% cá. Thức ăn viên với độ đạm ít nhất 35%.

- Cho ăn 3 lần/ngày (sáng, chiều và tối). Cữ tối chiếm 40 – 50% tổng lượng thức ăn trong ngày.

- Nên bổ sung chất bổ vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng, tiêu hóa tốt, lớn nhanh. Các chất bổ sung gồm: Các loại Vitamin C; chế phẩm vi sinh vật, men tiêu hóa (Aqualact 1g/kg thức ăn); các sản phẩm chứa axit amin, sorbitol (Hepatofish 2,5g/kg thức ăn); khoáng vi lượng (Vitatech F liều lượng 1 – 2g/kg thức ăn).

V. Chăn Sóc

- Nếu nuôi ao, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, nhất là vào buổi sáng để xử lý kịp thời khi cá có biểu hiện bất thường. Định kỳ (15 – 20 ngày) thay nước ao một lần.

- Từ tháng thứ 2 trở đi, định kỳ 10 – 15 ngày tiến hành khử trùng nước và khử khí độc ở đáy ao bằng BKC với liều lượng 0,5lit/1.000m3 nước hoặc Sanmolt với liều 0,7 – 1lit/1.000m3.

- Trong điều kiện nuôi bè, thường xuyên theo dõi hoạt động ăn mồi của cá, nhất là vào lúc nước đứng, nước đổ để xử lý kịp thời.

- Phòng bệnh cho cá bằng cách: treo túi vôi ở đầu bè. Cứ 15 ngày khử trùng bè 1 lần bằng BKC (phun trực tiếp xuống bè).


Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Nha Trong Bè Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Nha Trong Bè Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Chấm Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Chấm