Cá lăng Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Vàng

Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Vàng

Publish date Thursday. November 22nd, 2012

Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Vàng
Untitled Document<p>Cá lăng vàng (lăng nghệ) là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ nhẹ thuộc miền đông và đồng bằng sông cửu long. Đây là một trong những loài cá bản địa có thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Hiện nay, cũng như các loài cá bản địa khác, cá lăng vàng ngày càng bị khai thác nghiêm trọng nên sản lượng cá tự nhiên ngày một giàm thấp. Do đó, giá cá thịt cá lăng ngày càng cao. Vì vậy, nghề nuôi cá lăng vàng trong ao đất hứa hẹn nhiều thuận lợi về mặt kinh tế. Để nuôi cá lăng vàng đạt hiệu quả như mong muốn, người nuôi có thể áp dụng một trong hai hình thức nuôi: nuôi thâm canh hoặc nuôi bán thâm canh. Dù là hình thức nuôi nào, nười nuôi cũng nên thực hiện đúng các biện pháp kỷ thuật để mang lại hiệu quả kinh tế cao.</p><div border="0" class="articleinlineleft" itemprop="reviews" itemscope itemtype="http://schema.org/Review"><div style="text-align:center"><img itemprop="image" src="/upload/userfiles/news/ca-lang-vang-2094412.jpg" alt="ca-lang-vang" width="175" height="131"></div><div class="silver" itemprop="description">Cá lăng vàng</div></div><p><strong>I. Điều Kiện Ao Nuôi</strong></p><p>Trong nghề nuôi cá thâm canh, điều kiện ao nuôi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của một vụ ao nuôi cá lăng vàng thương phẩm.</p><p>- Diện tích ao ít nhất là 500m2, độ sâu mực nước từ 1 – 2m.</p><p>- Ao thoáng mát, độ che phủ mặt nước ao không quá 30% tổng diện tích mặt nước.</p><p>- Đáy ao không nhiều bùn (lớp bùn dày từ 10 – 15cm).</p><p>- Nước ao nuôi phải đảm bảo chất lượng như sau:</p><p>+ pH từ 6,5 – 7,5.</p><p>+ Oxy hòa tan trên 3 mg/l.</p><p>+ Độ trong từ 20 – 40 cm.</p><p>+ Nước ngọt hoặc lợ nhẹ (độ mặn từ 0 đến 7%).</p><p>- Ao nuôi phải đảm bảo chủ động trong việc cấp và tháo nước.</p><p><strong>II. Chuẩn Bị Ao Nuôi</strong></p><p>Việc chuẩn bị ao nuôi có ý nghĩa quyết định đến kết quả nuôi. Nếu chuẩn bị ao đúng kỷ thuật thì mầm bệnh khó có cơ hội phát triển và diệt hết cá tạp, cá dữ. Chuẩn bị ao nuôi gồm các công việc sau:</p><p>- Tẩy chọn ao: sau khi tháo cạn nước, dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) rải đều khắp đáy ao với lượng 7 – 10 kg/100m2. Nếu vùng đất nhiễm phèn, có thể bón vôi từ 10 – 15kg/100m2.</p><p>- Ngay sau khi bón vôi, sử dụng sản phẩm chuyên dùng để thúc đẩy việc phân hủy vật chất hữu cơ và khử khí độc ở đáy ao để tạo môi trường sống tốt nhất cho cá lăng. Có thể dùng XORBS với liều 0,5 – 0,7 kg/1.000m2 ao.</p><p>- Phơi nắng ao từ 1 – 2 ngày rồi khử trùng ao bằng một trong hai loại sản phẩm sau đây:</p><p>+ FIDIS: lọc nước cho vào ao khoảng 10cm rồi dùng FIDIS với liều từ 2 đến 2,5 lit/1.000m2, phun đều khắp mặt nước và bờ ao. Một ngày sau đó lọc nước thật Kỷ cho vào ao.</p><p>+ WPLMIDTM: liều 0,3 kg/1.000 m3. Lọc nước cho vào ao rồi phun WOLMIDTM theo liều như trên. Từ 2 – 3 ngày sau mới thả cá giống.</p><p><strong>III. Thả Cá Giống</strong></p><p><strong>- Tiêu chuẩn cá thả nuôi:</strong></p><p>+ Khỏe mạnh, không sây sát, không mất nhớt.</p><p>+ Cỡ cá thả phải đồng đều và lớn.</p><p><strong>- Mật độ thả:</strong></p><p>+ Nuôi thâm canh: thả 7 – 8 con/m3.</p><p>+ Nuôi bán thâm canh: thả 4 – 5 con/m3.</p><p>- Thời gian thả cá: tốt nhất là thả vào buổi sáng, khoảng 8 – 11 giờ sáng.</p><p>- Sát trùng cá trước khi thả bằng BROOTTM 5X với liều 3ppm (3cc BROOT/m3). Hòa tan BROOT vào thau nước theo liều trên rồi nhúng vợt có cá vào thau khoảng 5 giây.</p><p>- Ngay sau đó, thả cá vào ao nuôi. Không nên thả cá giống nhiều lần trong cùng một ao.</p><p><strong>IV. Thức Ăn Cho Cá</strong></p><p>Tùy theo hình thức nuôi mà có thể cho cá ăn bằng thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế.</p><p><strong>- Đối với nuôi thâm canh:</strong></p><p>+ Cho cá ăn bằng thức ăn viên có độ đạm ít nhất 25%.</p><p>+ Khẩu phẩn ăn chiếm từ 2 – 5% tổng trọng lượng cá nuôi.</p><p>+ Một ngày cho ăn ba lần (vào sáng, chiều, tối). Cữ cho ăn tối chiếm khoảng 60% tổng lượng thức ăn trong ngày.</p><p><strong>- Nuôi bán thâm canh (ghép với loại cá khác):</strong></p><p>+ Cho cá ăn bằng thức ăn tự chế (tận dụng nguyên liệu tại chỗ).</p><p>+ Một ngày cho ăn hai lần (sáng và chiều).</p><p>- Thả cá rô phi GIFT thường, tép, cá tạp để chúng sinh sản nhằm làm mồi cho cá lăng vàng.</p><p></p>

Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Lăng Chấm Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Lăng… Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Nha Trong Bè Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Nha Trong Bè