Kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè trên biển - Phòng và trị bệnh
V. Phòng và trị một số bệnh thường gặp trên cá mú
Sau thời gian nuôi 09 – 10 tháng, trọng lượng đạt trung bình 0.8 - 1kg/con thì tiến hành thu hoạch.
Có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ một lần, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá bị xây xác.
1. Phòng Bệnh:
Việc phòng bệnh phải được đặt lên hàng đầu trong nghề nuôi thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng, nhất là đối với những loài ăn thức ăn tươi như cá mú.
Công việc này phải tiến hành ngay từ đầu để giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi.
Cần làm tốt những việc sau:
- Chọn vị trí cẩn thận.
- Cá giống khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, không dị hình dị tật.
- Thường xuyên theo dõi, chăm sóc cá nuôi để chuẩn đoán tình trạng sức khoẻ cá.
- Mật độ thả nuôi vừa phải, không thả quá dày.
- Không cho cá ăn quá thừa cũng như quá thiếu, thức ăn phải tươi, không có mầm bệnh.
- Loại bỏ cá chết ra khỏi lồng và tiêu hủy.
- Ngăn ngừa đich hại và vệ sinh dụng cụ thường xuyên.
2. Trị bệnh:
2.1. Bệnh giáp xác ký sinh:
Bệnh này thường chủ yếu do giống Nerocila thuộc giáp xác chân đều gây ra.
Chúng thường bám ký sinh vào mang cá và gây ra hoại tử, mang trở nên màu nâu.
Xử lý bệnh bằng cách dùng dung dịch formol liều lượng 200 ml/m3 tắm cho cá từ 30 – 60 phút và sục khí mạnh đồng thời phun lên lưới lồng để vệ sinh lưới.
2.2. Bênh giun dẹp
Giun dẹp xuất hiện và ký sinh trên mang cá làm mang dần bị tổn thương và chuyển thành màu trắng nhạt, tiết nhiều chất nhày, cá bệnh thường tìm đến nơi có dòng chảy mạnh và hô hấp nhanh.
Xử lý bệnh bằng cách dùng formol 200 ml/m3 từ 30 – 60 phút và sục khí mạnh hoặc tắm trong nước ngọt từ 30 – 60 phút.
2.3. Bệnh động vật nguyên sinh
Nguyên nhân: do nguyên sinh động vật ký sinh làm tổn thương da, vẩy và mang.
Ngoài cách xử lý và tắm cá như bệnh trên, có thể dùng Zeocut sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
2.4. Bệnh do vi khuẩn
Nguyên nhân: do nhóm Vibrio… gây ra.
Dấu hiệu của bệnh là cá bị xuất huyết, sưng tấy da và gây lở loét.
Trị bệnh bằng cách dùng Oxytetracyline 2-3g trộn vào 1kg thức ăn, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày hoặc nhốt cá bệnh riêng và bôi thuốc trực tiếp lên vết thương.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao