Tôm thẻ chân trắng Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan bằng bể xi măng

Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan bằng bể xi măng

Publish date Wednesday. September 16th, 2015

Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan bằng bể xi măng

1. Chuẩn bị bể nuôi

– Có thể tận dụng đất dư thừa trong vườn làm bể hoặc chuồng heo đã bỏ nuôi để nuôi ếch. Bể nuôi ếch có diện tích trung bình 6 – 10m2, tường cao 1,2 – 1,5m để tránh ếch nhảy ra. Đáy bể nên làm hơi nghiêng để dễ thay nước.

Nên che lưới nylon trên bể để tránh ánh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ. Đồng thời, tránh kẻ thù gây hại như: rắn, mèo, chuột, chim cú.

Chú ý, bể nuôi ếch không nên che mát hoàn toàn. Trong bể nuôi nên làm thêm một ụ nhỏ hoặc bè cao hơn nền bể 15 – 20cm đủ cho tất cả ếch trong bể có thể trú ngụ để những khi ếch không muốn dầm nước hoặc mực nước trong bể quá cao ếch bị ngộp sẽ lên đó trú.

– Mực nước trong bể nuôi chỉ để ngập một nửa thân ếch. Nên thường xuyên phun nước tưới cho ếch, nhất là vào lúc trưa nắng.

2. Mật độ thả nuôi

– Tháng thứ nhất chỉ thả 150 – 200 con/m2.

– Tháng thứ 2 chỉ để khoảng 100 – 150 con/m2.

– Tháng thứ 3 chỉ để 80 – 100 con/m2.

– Sau khi thả nuôi ếch được khoảng 7 – 9 ngày nên lựa những con ếch lớn vượt đàn đem nuôi riêng để tránh trường hợp con lớn ăn con nhỏ. Nước trong bể nuôi phải thay thường xuyên, có thể dùng nước sông, nước giếng, nước ao để nuôi ếch, song nước phải đảm bảo sạch.

3. Thức ăn và cách cho ăn

– Cho ếch ăn nhiều lần trong ngày. Ếch giống từ 5 – 100 gram cho ăn khoảng 3 – 4 lần/ngày và lượng thức ăn bằng 7-10% trọng lượng của ếch.

– Khi ếch lớn 100 – 250 gram cho ăn 2-3 lần/ngày và lượng thức ăn 3 – 5% trọng lượng của thân.

– Ếch ăn mạnh vào lúc chiều tối và đêm nên ban ngày cho ếch ăn ít, tập trung thức ăn vào tối và đêm cho ếch. Định kỳ bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khỏe bớt bị bệnh và tiêu hóa tốt thức ăn.

– Có thể dùng cá tạp băm nhỏ, cám nấu chín, thức ăn viên dạng nổi để cho ếch ăn. Ở nước ta chưa có thức ăn chuyên cho ếch, song nông dân có thể sử dụng thức ăn viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của Công ty Cargill, Blue star, Unipresident. Nếu dùng thức ăn viên nổi nên dùng loại có kích cỡ, hàm lượng protein phù hợp với độ tuổi của ếch. Cụ thể:

– Ếch từ 3-30 gram chọn thức ăn viên có kích thước 2,2 – 2,5 mm và có hàm lượng protein khoảng 35%.

– Ếch 30 – 100 gram dùng thức ăn có kích thước 3 – 4mm, hàm lượng protein là 30%.

– Ếch 100 – 150 gram sử dụng thức ăn có kích thước 5 – 6mm và hàm lượng protein khoảng 25%.

– Ếch lớn hơn 150 gram có thể dùng thức ăn có kích thước 8 -10mm và hàm lượng protein khoảng 22%.

Trung bình cứ 1 kg ếch tăng trọng hết khoảng 1,3 – 1,5kg cám viên.

4. Phòng trừ một số bệnh hay gặp ở ếch

– Ếch nuôi trong bể xi măng có mật độ dày thường mắc một số bệnh như: lở loét đỏ chân, sình bụng, mù mắt, quẹo cổ thân có những đốm trắng. Khi mắc các bệnh này nếu không chữa trị kịp ếch sẽ chết rất nhanh. Cách phòng trừ:

– Bệnh lở loét đỏ chân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra khi bể nuôi bị dơ bẩn. Ếch bị bệnh này thường có triệu trứng ăn ít, di chuyển chậm, có những nốt đỏ trên thân, chân bị sưng và góc đùi có tụ huyết. Khi mổ bụng ếch ra sẽ thấy xuất huyết trong ổ bụng.

Cách phòng bệnh tốt nhất là thường xuyên thay nước và giữ nước nuôi trong bể luôn sạch sẽ. Khi phát hiện ếch có dấu hiệu bị bệnh thì dùng 5 gram thuốc Norfloxaxine trộn lẫn trong 1kg thức ăn cho ếch ăn liên tục trong 5 – 7 ngày. Hoặc dùng 3 – 5gram thuốc kháng sinh Oxytetracycline trộn trong 1kg thức ăn cho ếch ăn trong khoảng 5 – 6 ngày liên tục. Ngoài ra, ngâm ếch trong dung dịch Iodine với dung lượng 10ml/m3 nước.

– Bệnh sình bụng do 3 nguyên nhân: Ếch ăn phải thức ăn ôi, thiu hoặc cho ếch ăn quá nhiều không tiêu hóa được, nguồn nước nuôi dơ vì ít thay. Ếch bị bệnh có triệu chứng bụng trương phồng, nằm nguyên một chỗ, một số con hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên.

Cách chữa trị: Ngưng cho ăn 1 – 2 ngày, làm vệ sinh sạch bể nuôi. Sau đó, trộn thức ăn với thuốc Sulphadiazine và trimethroprim với tỷ lệ 4 – 5gram/kg thức ăn và cho ếch ăn trong 5 ngày. Bệnh sình bụng ở ếch có thể phòng bằng cách: định kỳ trộn các men tiêu hóa như Lactobacillus vào thức ăn cho ếch với khối lượng 2 gram/kg thức ăn. Và phải thường xuyên thay nước, giữ bể nuôi, nước trong bể thật sạch.

– Bệnh mù mắt, quẹo cổ: Ếch mắc phải bệnh này mắt bị viêm sưng, sau đó dẫn đến mắt đục và mù cả 2 mắt. Còn bệnh quẹo cổ do cột sống ếch bị biến dạng làm cổ quẹo qua một bên, khi bệnh nặng ếch thường xuyên quay cuồng và chết. Cách chữa trị 2 loại bệnh trên là khử trùng bể bằng thuốc Iodine với liều lượng 5 – 10ml/m3 nước trong bể.

Tags: nuoi ech, nuoi ech trong ruong lua, ky thuat nuoi ech, thuy san, nuoi trong thuy san, mo hinh nuoi ech


Related news

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn Kỹ thuật nuôi lươn không bùn Kỹ thuật nuôi ếch trong ruộng lúa Kỹ thuật nuôi ếch trong ruộng lúa