Ốc hương Kỹ Thuật Nuôi Ốc Hương Trong Bể Xi Măng Hoặc Hồ Trải Bạt Tại Cần Giờ

Kỹ Thuật Nuôi Ốc Hương Trong Bể Xi Măng Hoặc Hồ Trải Bạt Tại Cần Giờ

Publish date Sunday. March 23rd, 2014

Kỹ Thuật Nuôi Ốc Hương Trong Bể Xi Măng Hoặc Hồ Trải Bạt Tại Cần Giờ

Trong năm 2012 - 2013 Trạm khuyến nông Cần giờ có thực hiện mô hình nuôi ốc hương trên bể trải bạt tại thị trấn Cần Thạnh – Huyện Cần Giờ (TP. HCM), sau 6 tháng thực hiện mô hình với diện tích là 600m2, với doanh thu là 88.315.000 đ, lãi thu được là 59.965.000 đ, đây là kết quả rất đáng mừng đối với bà con nông dân, đây là đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao, nhằm từng bước đa dạng vật nuôi cho bà con nông dân vùng Cần Giờ, có lợi thế mặt nước nuôi trồng thủy sản, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, xin giới thiệu:

1.Điều kiện bể nuôi:

Bể xi măng hoặc bể trải bạt phải có che bớt ánh sáng bằng lưới chắn để nhiệt độ trong bể nuôi không quá 32 độ C , thích hợp ở nhiệt độ 27 - 29 độ C, độ mặn từ 30 - 35‰, những ngày mưa lớn cần xả bớt nước tầng mặt và giữ không cho độ mặn giảm xuống dưới 20‰, mực nước bể nuôi giữ từ 40m -100cm, tốt nhất là từ 50-80cm, không nên giữ mực nước nước sâu quá, gây khó khăn trong quá trình quan sát hoạt động của ốc, cũng như vớt thức ăn thừa.

a/ Cải tạo bể: Vệ sinh đáy bể sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi, phải tạo đáy có độ dốc về phía cống thoát nước, đổ lớp cát mịn, sạch dày khoảng từ 5-10cm, tu sửa cống cấp và thoát nước.

b/ Lấy nước vào ao: Nước cấp vào ao phải được qua lưới lọc nhằm để ngăn chặn không cho cá dữ, cua ghẹ vào ao ăn ốc con.

c/ Lắp đặt máy sục khí: Máy sục khí có chức năng vận chuyển oxy xuống đáy bể, nhằm cung cấp dưỡng khí cho ốc nuôi và loại bỏ khí độc NH3, H2S ở đáy ao. Vị trí đặt ống sục khí phải hài hòa với hình dạng bể để cung cấp oxy cho bể.

d/ Các yếu tố môi trường:

- Độ mặn: 25 - 35‰.

- Nhiệt độ: 27 - 29 độ C.

- pH: 7,5 - 8,0.

2. Thả giống: Chọn giống khỏe, kích cỡ đồng đều.

Kích cỡ giống thả 10.000 - 12.000 con/kg trở lên, mật độ thả 100 - 200 con/m2.

3. Chăm sóc, quản lý:

a. Cho ăn:

Thức ăn: cá, ghẹ, tôm, cua…

- Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày bằng 5 - 10% trọng lượng thân, cho ăn ngày 1 hoặc 2 lần, cá không quá nhỏ, có thể để nguyên con thả vào cho ăn. Trai, sò…, ghẹ, cua nên bóc bỏ mui, đập vỡ vỏ trước khi cho ăn.

- Thức ăn được rải đều khắp bể.

b. Chăm sóc:

- Theo dõi lượng thức thừa hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

- Buổi sáng vớt tòan bộ thức ăn thừa (nếu cho ăn vào chiều tối, nếu cho ăn 2 cử vào ban ngày thì có thể vớt thức ăn ra sau 3h cho ăn): xương, đầu cá, vỏ sò… ra khỏi bể trước khi thay nước.

- Thay nước từ 50 - 70% nước trong bể nuôi mỗi ngày, định kỳ súc rửa đáy và thay lớp cát mới khi thấy đáy ao có mùi hôi và ốc kém ăn, trường hợp đáy bể quá dơ, có mùi hôi, ốc không ăn và yếu dần, thì cần chuyển sang bể nuôi mới.

4. Thu hoạch:

Khi ốc đạt kích cỡ thương phẩm 90 - 150 con/kg có thể thu hoạch.


Đặc sản ốc hương được nuôi với kỹ thuật đơn giản, mang lợi kinh tế cực cao Đặc sản ốc hương được nuôi với kỹ… Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Ốc Hương Trong Bể Xi Măng Hoặc Hồ Trải Bạt Tại Cần Giờ Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Ốc Hương Trong…