Kỹ Thuật Nuôi Ong - Phòng Trị Bệnh
IV. BỆNH ONG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Ở Việt Nam không có vấn đề gì lớn về bệnh thối ấu trùng ở ong. Có hai loại cần xem xét.
1. Bệnh thối ấu trùng châu Âu (Thối ấu trùng tuổi nhỏ)
Tác nhân gây bệnh: Do loại vi khuẩn gây ra, làm thối ấu trùng từ 3-5 ngày tuổi.
Triệu chứng: Màu sắc của ấu trùng thay đổi từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó mấy ngày, càng đậm hơn. Ấu trùng bị doãng ra, mềm nhũn, sau đó thối rữa. Nếu đàn ong bị bệnh nặng, khi mở thùng ong ra thấy có mùi chua. Ong trong đàn hầu hết là ong già, đen, do ấu trùng bị thối nên không có lớp ong non kế tiếp.
Phòng bệnh: Luôn cho ong ăn đủ (có mật vịt nắp), luôn giữ cho đàn ong được ấm áp, quân phủ kín cầu ong.
Điều trị: Có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc kháng sinh sau:
- Pha 1 gam (1 lọ) Streptomyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha 1 triệu đơn vị Eromyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha 1 triệu đơn vị Kanamyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha hỗn hợp Streptomyxin (1gam) với 1 triệu đơn vị Penicilin trong 3 lít nước đường cho 30 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
Có thể dùng cách phun ở dạng hạt nhỏ. Cứ 2 ngày phun 1 lần để tránh gây xáo động, ong dễ bốc bay. Chú ý phun chéo mặt cầu ong, phun lên ong thợ là chính. Trước khi điều trị nên loại bớt cầu bệnh thì điều trị mới hiệu quả.
2. Bệnh ấu trùng túi (bệnh nhọn đầu)
Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trên đàn ong nội nước ta
Tác nhân gây bệnh: Do 1 loại vi rút gây ra, gồm 2 chủng:
- Chủng vi rút Thái Lan: gây bệnh cho đàn ong nội phía Nam.
- Chủng vi rút Trung Quốc: gây bệnh cho đàn ong nội phía Bắc
Triệu chứng:
- Toàn bộ cơ thể ấu trùng bị biến dạng như một cái túi, phía trên nhọn, phía dưới chứa một chất lỏng trong suốt , có màu hơi vàng.
- ấu trùng chết không có mùi chua.
Phòng bệnh: Luôn duy trì chúa đẻ khỏe, đàn ong khỏe, quân bám đầy cầu.
Điều trị: Các thuốc kháng sinh đều không có hiệu lực, chỉ có thể điều trị bằng phương pháp sinh học, cụ thể như sau:
- Thay chúa cũ bằng mũ chúa khỏe hoặc nhốt chúa 7-10 ngày, nhằm làm gián đoạn sản sinh ấu trùng ong.
- Rũ bớt cầu ong bệnh, để ong phủ dầy các mặt cầu. Nếu đàn ong yếu quá, thì nhập các đàn yếu lại với nhau.
- Cho ăn liên tục 3-4 ngày, hoặc chuyển đàn ong bị bệnh đến nguồn hoa mới.
V.CÁC PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG THỨC ĂN
- Mật ong: vào mùa mưa hoặc vùng không có hoa cho mật ta phải bổ xung mật bằng phương pháp cho ăn xirô đường. Cứ 1kg đường trộn với 0.8kg nước ta được hỗn hợp xirô đường, bỏ vào máng để trên xà cầu cho ong tự bò lên ăn, cho ăn vào chiều tối.
- Ta quan sát nếu riềm mật ở cầu bị ăn giựt góc là cho ăn đủ còn không thì bớt đường hoặc tăng thêm. Dĩ nhiên đến mùa khai thác mật thì không ai cho ăn đường.
- Phấn nhân tạo: có hai phương pháp phổ biến để cho ăn phấn nhân tạo.
a. Phương pháp cho ăn trong cầu: Lấy cầu không đưa hỗn hợp phấn nhân tạo khô: - Đậu nành (rang và xay nhiễn) 10kg.
- phấn hoa khô 2kg.- Đường 10kg.
- Vitamin bổ xung 0.4kgXoa đều trên mặt cầu, và rưới nước mật loãng lên trên cho ướt hết mặt cầu. Sau đưa cầu phấn này vào vị trí cầu phấn.
b. Phương pháp cho ăn trên cầu: hỗn hợp phấn nhân tạo khô
- Đậu nành (rang va xay nhiễn)10kg.- Phấn hoa khô 10kg.
Vitamin bổ xung 0.4kg.Nhồi hỗn hợp này trong mật (có thêm ít nước) để được mật hỗn hợp như bột bánh mì (không khô quá cũng không nhão quá). Bỏ trên xà cầu mỗi đàn một cục bằng cái chén cơm, cho ong bò lên ăn.
VI. KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG BỐC CHÁY
Khi ong bốc bay, ong chúa và toàn bộ đàn ong bỏ tổ bay đến nơi ở mới. Hiện tượng ong bốc bay làm giảm số đàn ong trong vườn, giảm sản lượng mật, kích thích đàn ong khác bay theo làm trại ong mất ổn định và làm giảm thu nhập của người nuôi ong.
Để phòng chống hiện tượng ong bốc bay bà con cần nhận biết sớm một số triệu chứng điển hình của đàn ong sắp bốc bay như sau:
Vào buổi sáng ong đi làm kém, có rất ít hoặc không có ong lấy phấn trong khi đó các đàn ong khác đi làm tấp nập. Mở thùng kiểm tra bên trong thấy hiện tượng không có mật, không phấn và không con. Ong trưởng thành không bám cầu mà đậu vào thành thùng hoặc ván ngăn còn gọi là hiện tượng ong treo. Trước khi bay, ong chúa giảm đẻ 10-15 ngày, bụng nhỏ lại. Ong thường bốc bay vào những ngày tạnh ráo khoảng 8-16 giờ, chủ yếu vào 9-11 giờ. Khi chuẩn bị bay, ong chuyển động ầm ầm dưới tín hiệu của ong trinh sát. Ong thợ bay ra ngoài qua cửa tổ và các khe hở của thùng. Ong chúa bay ra sau khi 2/3 ong thợ bay ra.
Sau 2-3 phút toàn bộ đàn ong bay ra khỏi tổ và bay nhằng nhịt trên không trung, một vài phút sau đó bay thẳng đến nơi ở mới.
Biện pháp phòng hiện tượng bốc bay: Giữ cho đàn ong luôn đủ thức ăn bằng cách, vòng mật cuối không quay hoặc chỉ quay tỉa. Cho ăn bổ sung vào thời kỳ không có cây nguồn mật nở hoa (tháng 7, 8, 9, 1, 2). Đặt ong đúng kỹ thuật. Phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời. Trường hợp phát hiện thấy ong sắp bốc bay phải lập tức viện một cầu còn mới có đủ mật, phấn, nhộng (lấy từ đàn khoẻ). Có thể nhốt chúa lại một vài ngày. Tối cho ong đi ăn nước đường.
Kinh nghiệm xử lý khi ong bốc bay: Nếu thấy ong bắt đầu bay (ong chúa chưa ra) thì nhanh chóng lấy nón bắt ong bay hứng ngay trước cửa tổ. Trường hợp không kịp lấy nón thì lấy đất ướt vít lỗ tổ và những khe hở không cho ong ra.
Nếu ong đã bay ra đang lượn trên trời thì dùng đất, cát, nước… tung lên hoặc dùng sào có cuốn giẻ ở đầu khua vào chỗ có nhiều ong. Ong sẽ hạ độ cao đậu lại. Dùng nón bắt ong bắt lấy mang về treo ở chỗ tối và mát. Đồng thời kiểm tra đàn ong tìm hiểu nguyên nhân bốc bay.
Chuẩn bị thùng, ván ngăn, khoảng 19 giờ tối đổ ong vào thùng đã viện thêm cầu mới có đủ tiêu chuẩn, đuổi ong bám vào cầu viện. Cho ong ăn thêm. Hôm sau kiểm tra bên ngoài thấy ong đi lấy mật nhiều là đàn ong đã ổn định. Để yên tĩnh 2-3 ngày kiểm tra ong chúa.
Người mới nuôi nên cắt bớt 1/3 cánh chúa để khi ong chia đàn bốc bay không bay xa. Không được cắt cụt mà cắt chéo ở phần ít gân cánh.
VII. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬP ĐÀN ONG VỀ MỘT MỐI
Nhập đàn ong (nhập ong) là mang toàn bộ đàn ong hoặc cầu ong (gồm cả bánh tổ và ong trưởng thành) đến sáp nhập với đàn ong khác. Đàn mang đi nhập gọi là đàn bị nhập, còn đàn kia gọi là đàn được nhập.
Khi nào sát nhập đàn?
Khi đàn ong bị mất chúa mà không có chúa hoặc mũ chúa giới thiệu.
Nhập các đàn yếu với nhau trước các mùa vụ khó khăn.
Nhập các đàn nhỏ thành đàn lớn để lấy mật.
Nhập các đàn nhỏ bị bệnh để chữa bệnh.
Nguyên tắc nhập:
Mỗi một đàn ong có mùi khác nhau do có ong chúa, phấn mật khác nhau, bởi vậy để nhập được ong cần làm cho chúng đồng mùi với nhau.
Nhập đàn không chúa hoặc bộ phận không có chúa vào đàn có chúa.
Nhập đàn yếu vào đàn mạnh.
Nhập vào buổi tối, thao tác nhập phải nhẹ nhàng.
Phương pháp:
Nhập gián tiếp là phương pháp nhập đơn giản và an toàn nhất. Có thể áp dụng được ở các thời vụ với các loại hình thời tiết khác nhau.
Cách làm:
- Bắt chúa đàn bị nhập đi trước 6 - 12 giờ.
- Vào cuối buổi chiều, tách cầu của đàn bị nhập ra xa vách thùng để ong bám hết lên cầu.
- Khoảng 8-9 giờ sau mang đàn bị nhập đến cạnh đàn được nhập.
- Mang các cầu bị nhập đặt nhẹ nhàng ngoài ván ngăn (cách 2-3cm).
- Sáng hôm sau rút ván ngăn ra nhẹ nhàng nhấc cầu đặt sát với nhau.
- Một giờ sau kiểm tra chúa xem có bị vây không? Nếu không có hiện tượng vây chú là việc nhập đã thành công.
VIII. KHÁNG SINH LOẠI MỚI TRỊ BỆNH NHIỄM KHUẨN Ở ONG MẬT
Người nuôi ong ở Hoa Kỳ đã có kháng sinh trị bệnh cho đàn ong của mình. Loại thuốc mới này có tên thương mại là TYLAN, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ kiểm định và cấp phép lưu hành.
Bệnh nhiễm khuẩn là một trong số những bệnh lan tràn và tàn phá nặng nề nhất đàn ong nuôi, gây ra bởi khuẩn Paenibacillus larvae. Loại khuẩn này thường tấn công ấu trùng ong, làm ấu trùng bị quắt lại, chuyển thành màu đen. Hàng tỷ bào tử ẩn náu ở ong chúa, sẽ là mầm mống lan truyền dịch bệnh cho cả đàn.
Mặc dù bệnh nhiễm khuẩn ở ong mật không gây nguy hại cho sức khoẻ của con người, nhưng xét về mặt kinh tế, bệnh do khuẩn Paenibacillus larvae khiến cho người nuôi ong bị thiệt hại nặng nề, vì sự bùng nổ dịch bệnh có thể làm đàn ong bị suy yếu hoặc bị chết hàng loạt, thậm chí bị chết cả đàn.
Trước đây, người nuôi ong chủ yếu sử dụng TERRAMYCIN (oxytetracycline hydrochloride) để đối phó với bệnh nhiễm khuẩn, nhưng hiệu quả không cao. TYLAN “ra đời” không những điều trị bệnh ở ong mà còn có thể dùng để điều trị bệnh ở gà và lợn.
IX. BỆNH ỈA CHAY Ở ONG
bệnh ỉa chảy là bệnh của ong trưởng thành do một loại nguyên sinh động vật tên khoa học là Nosema apis gây ra. bình thường bệnh phát sinh ra trong hoặc sau thời kỳ mưa rét kéo dài, thùng ong bẩn, bị đọng nước trong thùng.
1.Triệu chứng:
Ong bò dưới đất gần nơi đặt thùng, bụng chướng. Phát hiện nhiều dấu phân ong màu vàng sẫm hoặc đen trước cửa tổ, trên nắp thùng, lá cây, quanh thùng ong. có thể phát hiện chính xác bệnh trong phòng thí nghiệm thú y một cách dễ dàng.
2.Biện pháp phòng trị
Cho ong ăn thuốc fumagilin với liều lượng 10-15mg thuốc cho 20 cầu/tối (trong mùa không khai thác mật).
Nếu không có Fumagilin có thể cho ong ăn xiro pha nước gừng tươi (10 g gừng tưới/1 lít xiro cho 10 cấu/tối)
Dọn vệ sinh thùng, lau khô thùng ong và tìm cách giữ cho thùng ong không bị ẩm ướt.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao