Cá lóc Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Lóc

Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Lóc

Publish date Saturday. July 13th, 2013

Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Lóc

Cá lóc là loài cá có giá trị kinh tế cao, chúng có một số đặc điểm như sức chịu đựng cao, kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon. Nghề nuôi cá lóc ở nước ta đang ngày càng phát triển.

Nghề nuôi cá lóc ở nước ta đang ngày càng phát triển. Cá lóc thường (Channa striata) được nuôi trong ao, cá lóc bông (Channa micropeltes) nuôi trong bè, nhưng con giống để nuôi hoàn toàn dựa vào nguồn giống tự nhiên, không đáp ứng về số lượng, không chủ động trong sản xuất, giá thành con giống cao.

1. Đặc điểm sinh sản

Mùa vụ sinh sản tự nhiên trùng với mùa mưa, nhưng khi môi trường thích hợp cá có thể đẻ quanh năm. Sức sinh sản 8.300-10.000 trứng/kg. Đường kính trứng 1,2-1,5 mm. Thời gian tái thành thục 30 ngày, trong năm có thể đẻ 3-4 lần. Trứng cá lóc nổi trên mặt nước trong tổ làm bằng thực vật. Cá đực tích cực canh giữ trứng và cá con sau khi nở.

2. Nuôi vỗ cá bố mẹ

Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ: Cá trên 1 tuổi, thể trọng trên 0,5-1,5 kg hoặc lớn hơn. Cơ thể hoàn chỉnh, không bị dị tật.

Phân biệt cá đực cái:           

Cá đực: Phần ngực và bụng nhỏ màu xám đen, lổ sinh dục hẹp, nhỏ và hơi lõm vào. Đoạn từ vây ngực đến lổ sinh dục có các nốt vằn đen đậm. Vây bụng đen, pha màu hồng nhạt.

Cá cái: Vây ngực trắng, hoặc hơi vàng; vây bụng màu xám trong hoặc vàng nhạt. Bụng màu xám trắng hoặc nhạt.  Đoạn từ vây bụng đến lỗ sinh dục không có vằn đen hoặc vằn đen không rõ. Lỗ sinh dục tròn có màu hồng nhạt.

Ao nuôi vỗ: Ao nuôi vỗ có diện tích 200-300 m2, mức nước sâu trên 0,8-1m. Đặc biệt trong ao phải có chỗ nông 0,3-0,4 m trồng cỏ làm nơi cá đẻ trứng. Bờ ao chắc chắn không bị rò rỉ, cao hơn mức nước từ  0,4-0,5m hoặc căng lưới chắn cao 1,5m chống cá nhảy ra ngoài. Trong ao thả bèo lục bình khoảng 20% diện tích ao. Nước ao cần trong sạch. Ao cá đẻ cần chọn nơi yên tĩnh, hạn chế người qua lại để cá không bị sợ hãi khi sinh sản. Không nên để bóng râm che phủ ao. Giữ nước ao luôn trong sạch.

Mùa vụ sinh sản, mật độ nuôi và tỷ lệ đực cái:

Mùa vụ sinh sản tự nhiên từ tháng 3-4 và kéo dài tới tháng 9-10. Cá đẻ rộ vào những tháng đầu mùa mưa lớn, tập trung từ tháng 5 đến tháng 7. Hệ số thành thục trung bình từ 0,5-1,5%, sức sinh sản từ 5000 đến 20.000 trứng.

 Cá bố mẹ được nuôi vỗ 2-3 tháng trước mùa sinh sản. Mật độ nuôi 1-4 con/m2 (cở cá 0,5-0,7 kg/con) tùy điều kiện nuôi cụ thể. Tỷ lệ đực/cái:1/1.

Cho ăn và quản lý ao:

Thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm tép, ếch nhái, giun đất v.v… khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 5-8% thể trọng. Trước vụ cá đẻ phải kiểm tra độ thành thục của cá, chọn những cá đã phát dục tốt để tiến hành sinh sản nhân tạo. Có thể cá tự đẻ trong ao hoặc tiêm chất kích thích cá đẻ.

3. Sinh sản nhân tạo

Chọn cá cho đẻ: Cá cái có bụng phồng to và mềm, ngực căng và nhẵn, hằn xuống buồng trứng rất rõ, lỗ sinh dục to, đỏ và lồi lên. Hạt trứng to, đều màu vàng da cam hoặc đỏ da cam. Cá đực: màu sắc đẹp khác thường, trên vây lưng có nhiều nốt sần trắng, vây màu tím hồng, bụng nhỏ hơn bụng cá cái.

Cho cá tự đẻ trong ao: cá lóc có tập tính làm tổ đẻ, tổ đẻ có cấu tạo hình vuông mỗi cạnh 60cm, làm bằng khung tre hoặc gỗ (đường kính thanh tre, gỗ làm khung khoảng 3 cm). Dùng dây móc xếp thành chùm và cắt thành từng đoạn dài 45 cm, dùng nẹp tre hoặc gỗ buộc ép các chùm dây móc vào khung tổ đẻ, sao cho phần dây móc tỏa về phía trong khung dài 15 cm, phần chìm thẳng xuống nước dài 30 cm. Không có dây móc có thể lấy cỏ buộc vào khung tổ.

Khi cá sắp đẻ thì đặt tổ đẻ nhân tạo vào chỗ nông ở ao, ghìm cố định bằng cọc nhỏ. Đặt tổ xong thả một ít lá cỏ vào khung tổ. Cá sẽ tìm đến và đẻ trứng vào tổ. Một tổ đẻ chỉ nên 1-2 cặp cá đẻ. Cá thường vật đẻ vào ban đêm.

Vớt trứng: Mỗi buổi sáng phải quan sát và vớt trứng kịp thời. Cần dùng các dụng cụ vớt. Vớt trứng phải thao tác nhẹ nhàng để trứng khỏi bị dập vỡ hư hỏng.

4. Ấp trứng

Sau khi cá đẻ, hạt trứng nổi nhờ giọt dầu lớn. Trứng tốt có màu vàng nhạt và trong suốt, trứng không thụ tinh có màu trắng đục. Trứng được vớt ấp trong thau chậu đường kính 60 cm ấp 5.000-8.000 trứng/thau (đường kính = 60cm). Hoặc có thể ấp trong bể vòng nước chảy nhẹ mật độ 100.000 trứng/m2. Thời gian ấp 2-3 ngày. Sau khi nở 3-4 ngày cá bột tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ngoài.

5. Ương cá bột thành cá giống

Diện tích ao ương 100-300 m2, ao được tháo cạn, phơi đáy, bón 10 kg vôi/100m2 diệt tạp và các mầm bệnh, bón lót 30-40 kg phân chuồng/100m2. Trước khi thả cá 2-3 ngày lấy nước vào đầy ao. Mật độ 100-150 con/m2.

Chế độ cho ăn như sau:

+ 10 ngày đầu: động vật phù du 200 ml/1.000 cá bột, ngày cho ăn 3 lần.

+ Ngày thứ 11-20: thức ăn là trùn chỉ, tôm tép nhỏ, ngày cho ăn 1 lần.

+ Ngày thứ 21-50: thức ăn là cá, tép băm nhỏ, khẩu phần thức ăn hàng ngày 10-15% trọng lượng.   

Sau 2,5-3 tháng ương, cá đạt cỡ cá giống 8-12 cm(15-17 gam)


Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Nuôi Cá Lóc Bằng Nước Giếng Nuôi Cá Lóc Bằng Nước Giếng