Tin nông nghiệp Kỹ thuật trồng cây đước

Kỹ thuật trồng cây đước

Author Đỗ Trưởng - Huy Hải - Trung Hiếu, publish date Tuesday. February 12th, 2019

Kỹ thuật trồng cây đước

Đước là loại cây thân gỗ thường trồng trong rừng ngập mặn. Gỗ đước màu trắng hồng, cứng, nặng, dùng làm củi, đốt than, làm vật liệu xây dựng, vỏ cây chứa nhiều chất tanin.

Rừng đước khoảng năm 30 tuổi là cho thu hoạch, trữ lượng trung bình là 300 - 320 m3/ha 

* Đất trồng đước:

Đước thích hợp trồng trên đất phù sa ngập mặn, đất ngập triều 3 - 4 giờ/ngày, đất có độ mặn 1 - 2%. * Mật độ trồng: Mật độ trồng đước 10.000 cây/ha, khoảng cách 1 m x 1 m. Gặp đất thích hợp có thể trồng đước với mật độ 20.000 cây/ha, khoảng cách 0,7 m x 0,7 m.

Dùng dây nilon thắt nút chia thành các đoạn 1 m, kéo thẳng hàng để trồng đước đúng khoảng cách 

* Thời vụ và kỹ thuật trồng:

Thời điểm trồng đước tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 9. Trồng đước khi thủy triều rút. Dùng dây nilon thắt nút chia thành các đoạn 1 m, kéo thẳng hàng để trồng đúng khoảng cách. Đối với cây có bầu thì bóc vỏ bầu trước khi trồng, không làm đứt rễ cây.

Thời điểm trồng đước tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 9, khi thủy triều rút 

* Chăm sóc: 

Trong 4 năm đầu khi rừng đước chưa khép tán, chặt bỏ các cây gỗ tạp và thực bì tự nhiên mọc xen lẫn với rừng đước. Từ năm thứ 5 trở đi rừng đước hoàn toàn khép tán, bắt đầu tiến hành tỉa thưa. - Ở tuổi 5 - 6, tỉa 35 - 50%. - Ở tuổi 11 - 12, tỉa  30 - 35%, số cây còn lại 5.000 - 6.000 cây/ha. - Ở tuổi 20 - 21, tỉa 30 - 35%, số cây còn lại 2.500 - 3.000 cây/ha. - Đến khi khai thác chính ở tuổi 30, mật độ còn khoảng 2.000 cây/ha, trữ lượng trung bình 300 - 320 m3/ha. Việc khai thác rừng đước phải thực hiện đúng các trình tự và thủ tục quy định.  


Phòng trừ sâu hại cây lâm nghiệp Phòng trừ sâu hại cây lâm nghiệp Thu hoạch và bảo quản Lạc làm giống Thu hoạch và bảo quản Lạc làm giống