Tin nông nghiệp Kỹ thuật trồng cây hoa tầm xuân cho ban công rực rỡ sắc hồng

Kỹ thuật trồng cây hoa tầm xuân cho ban công rực rỡ sắc hồng

Author An Dương, publish date Thursday. July 12th, 2018

Kỹ thuật trồng cây hoa tầm xuân cho ban công rực rỡ sắc hồng

Kỹ thuật trồng cây hoa tầm xuân hiệu quả nhất, người trồng chỉ cần quan tâm đến một số yếu tố chính như đất, thời vụ và giống.

Cây hoa tầm xuân có nhiều gai còn gọi là hoa hồng có gai thuộc cây bụi mọc dày. Ảnh minh họa 

Cây hoa tầm xuân có xuất xứ từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ những năm chiến tranh. Hoa tầm xuân được rất nhiều người ưa trồng làm hàng rào, bò ven tường vì nó rất nhiều gai.

Cây hoa tầm xuân có nhiều gai còn gọi là hoa hồng có gai thuộc cây bụi mọc dày. Thân cành màu nâu xám có nhiều lông cứng và gai ngược, lá kép lông chim gồm 5-9 loài nhỏ dài 2-5cm hình bầu dục, hoa đơn tính mọc chùm thường là màu tím, mùi thơm, đường kính hoa 6-8cm, hoa nở vào tháng 4. Quả hình cầu dẹt màu đỏ gạch, cây cao có thể 1-2m. Tầm xuân có rất nhiều loài, hoa có nhiều màu: tím, đỏ, trắng.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, hoa tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em. Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.

Cây hoa tầm xuân được chia làm 2 loại đó là tầm xuân cánh đơn hoặc tầm xuân cánh kép. Cây tầm xuân thường được dùng làm cây cảnh sân vườn, trang trí trên ban công, hiên nhà, trên hàng rào. Để có được những cây hoa hồng tầm xuân đẹp, nhiều hoa, người trồng cần nắm chắc các bước kỹ thuật trồng cây tầm xuân dưới đây.

Đất trồng cây hoa tầm xuân

Đất trồng cây hoa tầm xuân thích hợp với đất cát pha, đất thịt nhẹ, dễ thoát nước. Sau đó nhặt sạch cỏ, bón lót phân bón, thêm vôi nếu đất có pH< 4,5. Tính thích ứng của hoa tầm xuân rất mạnh, yêu cầu đất không nghiêm khắc, có thể mọc trong đất trung tính hoặc hơi chua, cây sinh trưởng tốt hơn, hoa nở nhiều hơn.

Thời vụ và chọn giống tầm xuân

Cây tầm xuân ưa thời tiết ấm áp nên trồng tầm xuân vào sau Tết Nguyên đán khi đó thời tiết ấm dần lên cây sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh.

Trồng tầm xuân thành công hay không cũng nhờ vào yếu tố chọn giống. Do đó, khi chọn giống tầm xuân nên chọn những cành khoẻ mạnh, tròn đều, mầm ngủ nổi rõ. Sau khi chọn xong những cành tầm xuân thì cắt bỏ đoạn ngọn non và đoạn gốc già vì mầm sẽ mọc yếu.

Kỹ thuật trồng cây hoa tầm xuân

Kỹ thuật trồng cây hoa tầm xuân không khó, bởi tầm xuân thuộc cây ưa sáng, chịu lạnh, ưa thông thoáng, mát mẻ, nhiệt độ thích hợp là 15-250C. Để cây hoa tầm xuân có khả năng sống sót tốt, trước lúc trồng cần bón lót phân hữu cơ vào hố, về sau mỗi năm bón 4 đợt phân. Đối với cây hoa tầm xuân trồng chậu cứ 10 ngày tưới 1 lần phân hoai.

Sau đó, lấy giống cành tầm xuân đã lựa chọn rồi lấy mỗi cành giống tầm xuân chặt làm nhiều hom dài khoảng 25cm bằng dao sắc để tránh xơ xước dễ làm hom mất nước và dễ nhiễm khuẩn khi trồng. Cắm hom nghiêng 450, sâu 5cm theo hàng ngang cách nhau 50cm, cây cách cây 30cm trên mặt luống. Nén chặt gốc, tủ cỏ khô, rơm rạ và tưới đủ ẩm.

Kỹ thuật trồng cây hoa tầm xuân có thể trồng hạt nhưng tốt nhất là trồng bằng cành. 

Cây tầm xuân không chịu úng, nói chung lúc trồng không tưới nhiều nước. Mùa khô chỉ tưới một ít nước. Cây trồng chậu 2-3 ngày tưới một lần. Khi tầm xuân nở hoa phải kịp thời hái hoa, nếu không hái mỗi năm chỉ nở một lần, số lần hái càng nhiều hoa nở sẽ nhiều hơn. Yếu tố quan trọng cũng không kém để cho hoa tầm xuân nở nhiều nụ và cho ra hoa đẹp, mập thì thường xuyên tỉa cành có thể làm cho cây sinh trưởng nhanh, hoa mọc nhiều. Công đoạn tỉa cành nên tiến hành vào trước mùa hoa, hoặc thời kỳ ngủ nghỉ.

Chăm sóc hoa tầm xuân

Giai đoạn chăm sóc hoa tầm xuân cần hết sức chú ý tới khâu làm cỏ, xới xáo nhẹ bằng bay nhỏ. Vì là cây dễ trồng và phát triển nên hoa tầm xuân không cần bón nhiều phân, nếu bón lót đầy đủ (khoảng 100 kg/sào phân hữu cơ vi sinh) thì sau 3 tháng bón thúc cũng bằng phân hữu cơ vi sinh bằng cách rạch hàng giữa các hàng rắc phân và tưới nước.

Để cây không bị còi cọc, cần tỉa bỏ bớt những mầm, chồi nhỏ, mỗi khóm chỉ nên giữ lại 7-8 cành dài, khoẻ nhằm nâng cao chất lượng cành hoa. Hàng tháng tưới thêm nước phân chuồng pha loãng cùng với kali vào tháng 9, tháng 10 giúp cho cây phân hoá mầm hoa được tốt, mầm hoa to, khoẻ.

Để cây tầm xuân sinh trưởng và phát triển tốt cần phải chăm sóc đúng cách. Ảnh minh họa

Trong giai đoạn hoa tàn nên cắt bỏ với hai, ba đốt lá. Những mầm tạo hột này sẽ làm yếucây và tạo nhưng loại hoa lép. Ðối với hoa hồng leo nên tỉa bớt những mầm phụ để bông khỏi èo uột. Vào mùa xuân nên cắt những nhánh già, chỉ để lại trồi non, như vậy trồi sẽ mạnh và cho hoa giá trị hơn.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây tầm xuân thường bị các loại sâu bệnh hại như bệnh gỉ sắt, bệnh mốc đen, bệnh phần trắng, sâu ngài đêm, ong ăn lá, rệp sáp và nhện đỏ.

Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện trên lá, hình thành các đốm đỏ, bệnh nặng có thể làm cho lá rụng, không ra hoa. Để đối phó với loại bệnh này cần phòng trừ bệnh bằng cách hái lá bệnh đốt đi, phun thuốc Boocđô 1% 10 ngày phun 1 lần.

Bệnh mốc đen phát sinh nghiêm trọng trong mùa mưa. Có thể dùng hợp chất lưu huỳnh vôi 3-5oBe phun vài lần để phòng trừ.

Ong đục thân gây hại thân cành, làm cho cành khô. Mùa đông cần kiểm tra rễ phát hiện lỗ đục nếu phát hiện thấy cành non bị hại cần phải kịp thời chặt bỏ.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mùi tây tại nhà ăn quanh năm Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mùi… Kỹ thuật trồng cây xà lách xoăn sạch chỉ bằng vài bước đơn giản Kỹ thuật trồng cây xà lách xoăn sạch…