Lồng mức (Sa-pô-chê) Kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn) - Phần 3

Kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn) - Phần 3

Author HNDCT, publish date Sunday. September 11th, 2016

Kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn) - Phần 3

4. NHÂN GIỐNG SA-PÔ:

4.1. Ươm hột:

Chỉ dùng làm gốc tháp vì cây trồng hột chậm cho trái và không giữ được tính tốt của cây mẹ

4.1.1. Chọn và xử lý hột:

Hột lấy từ trái chín tốt và rữa sạch, (không nên chọn hột ở các trái thối vì tỷ lệ nẩy mầm kém).

Hột được hong khô và nên tồn trữ khoảng 1 tháng trước khi gieo để hột nẩy mầm tốt hơn.

Khi gieo nên đập nứt vỏ hột (tránh làm tử điệp bị thương).

Để giúp tăng tỷ lệ nẩy mầm và rút ngắn thời gian mọc mầm.

Hột gieo trên liếp ương pha cát với khoảng cách 2cm, sâu 1cm.

Hột sẽ nẩy mầm khoảng 30 ngày sau khi gieo (tùy giống).

4.1.2. Chăm sóc liếp ươm:

Cây có 2 lá thật được cấy sang bầu đất.Không nên cấy trễ hơn vì cây sẽ chậm hồi phục.

Đất làm bầu là đất thịt pha cát hay pha sét trộn với phân hữu cơ, xốp để dể thoát nước.

Cây con vừa cấy nên được tưới thường xuyên và che mát để mau phục hồi, sau đó giảm che dần.

Sau 15 tháng cây cao khoảng 12cm, cần bón thêm phân đạm cách 3-4 tháng/lần để cây mau phát triển.

Cây con có thể sử dụng làm gốc tháp sau 2-3 năm tuổi, tùy cách tháp.

4.2. Nhân giống vô tính

Hai phương pháp thường được áp dụng nhất cho Sa-Pô là chiết và tháp.Phương pháp giâm cành ít được áp dụng vì thường cho hiệu quả kém.

4.2.1. Chiết cành:

Là phương pháp phổ biến nhất trên Sapô, nhưng có nhược điểm là hệ số nhân giống không cao.

Vật liệu chiết thường là rễ lục bình, rễ gừa, giẻ dừa, rơm (trộn đất sình) hay tro trấu,…rễ gừa, tro trấu và xơ dừa (loại mịn) là vật liệu chiết thích hợp trong mùa mưa nhờ lâu mục và không quá ẩm.

Khi chiết, nên chọn nhánh cho trái khỏe, không quá già, đường kính 1,5-3,0cm.

Nhánh tốt và chiết đúng phương pháp sẽ cho rễ tốt sau 4-6 tháng.

Mùa chiết thường bắt đầu từ tháng 12 dl và có thể kéo dài quanh năm, nhưng tốt nhất là chiết đầu mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa.

Cành chiết được cắt khi rễ mọc nhiều, phân nhánh, rễ đâm ra khỏi bầu và đã trở màu vàng nâu.

Dùng cưa, dao hay kéo cắt cành (scecateur) cắt khoảng 3-5cm bên dưới cành.

Nhánh chiết được giâm trên liếp giâm hoặc trong bầu đất, bội tre, có cây chống đở gió, cắt bớt 1 phần lá non, để nơi mát và đem dần ra nắng đến khi có đọt non mới bứng đem trồng.

Tỷ lệ thành công khoảng 60%.

Để cành chiết mau ra rễ, sau khi khấc có thể xử lý với chất điều hòa sinh trưởng NAA hay IBA,tốt nhất là khi phối hộp IBA+NAA.

4.2.2. Tháp:

Có 3 kiểu tháp trên Sa-Pô: tháp cành, ghép áp nhánh và tháp mắt, trong đó tháp mắt là phương pháp kém hiệu quả nhất.


Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 1 Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 1 Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Sapo Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Sapo