Kỹ thuật trồng cây sapo - Phần 2
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1. Thời vụ trồng: Nếu chủ động được nước tưới thì có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa.
2. Chuẩn bị đất trồng:
- Để vườn sapo có tuổi thọ và cho năng suất cao, đất trồng sapo cần được đào mương lên liếp và có hệ thống đê bao, cống bọng dể chủ động nước tưới trong mùa nắng, thoát nước trong mùa mưa.
- Nên trồng sapo trên mô, tiến hành đấp mô trước lúc trồng từ 15 – 20 ngày, kích thước mô rộng 0,6- 0,8m; cao 0,4 - 0,6m, trộn đều với lớp đất này với hỗn hợp 15- 20kg phân hữu cơ, 100gam DAP, 200 – 300g super lân và 5 – 10g Basudin 10H.
3. Cách trồng:
- Khoảng cách: có thể trồng theo hàng đơn hoặc hàng đôi, tùy theo chiều rộng của liếp. Nều liếp rộng 6 - 8m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa liếp, cây cách cây 7 - 8m.
Đối với liếp rộng 9 - 10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu, cây cách cây 9m,mật độ 200cây/ha.
Trong các năm đầu, cây còn nhỏ, có thể trồng xen các cây họ đậu để phủ đất, giảm cỏ dại và giúp đất thêm màu mỡ.
- Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi cây vào mô, đặt bầu cây thằng đúng, mặt bầu ngang với mô đất trồng, lấp đất lại vừa ngang mặt bầu, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc cố định cây.
4. Tưới tiêu:
Trong 3 năm đầu, cây con cần được cung cấp nước đầy đủ, nhất là trong mùa khô.
Thường phải tưới khoảng 2 ngày/lần, tối thiểu cũng 2 lần/tuần. Trong mùa mưa, cần chú ý thoát nước,vì ngập nước dễ làm giảm năng suất và phẩm chất trái.
5. Làm cỏ:
Trong các năm đầu tiên nên thường xuyên làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, dùng rơm rạ tủ lên mô giúp hạn chế cỏ dại phát triển.
Chỉ nên làm cỏ bằng tay, hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn cây ăn trái.
6. Tỉa cành tạo tán:
Trong các năm đầu, nên tỉa cành để cây sapo có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều.
Khi cây lớn, sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành vượt, cành tăm, tỉa thấp cành chình để khống chế chiều cao của cây để tiện việc chăm sóc, thu hoạch.
7. Bón Phân :
a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Bón lót khi chuẩn bị mô trồng, mỗi mô bón 15- 20kg phân hữu cơ, 100gam DAP, 200 – 300g super lân.
- Năm 1: Nên hòa phân vào nước để tưới, tưới lúc đọt già, bón 100gr Urea + 100gr DAP và 50gr Kali/cây/năm, Tưới 4 – 6 lần/năm.
- Cây năm 2 - 3 năm tuổi: Bón 0,5 -1kg NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15.
Lượng phân này được chia 4- 6 lần bón trong năm. Bón khi lá già, lượng phân bón tăng dần thoe độ lớn của cây.
b. Trong thời kỳ kinh danh:
Sapo kinh doanh cần được bón cân đối đạm, lân, kali và trung vi lượng để đạt được năng suất, chất lượng nhằm duy trì sự ổn định lâu dài của cây.
Sapo là cây ra hoa không chỉ một đợt trong năm như cây ăn quả khác mà ra hoa rất nhiều lần trong năm, do đó cần phải chia phân ra bón làm nhiều lần trong năm, sau mỗi đợt ra hoa và nuôi quả., lượng bón cho mỗi cây như sau:
- Lần 1: Sau khi thu hoạch, tỉa cành tạo tán. Bón 2 - 3kg vôi, 10-15 kg phân chuồng, 0,5 -1,0 kg Ure, 0,5 -1,2kg DAP, 0,3 - 0,5kg Kali
- Lần 2: Sau khi bón phân đợt 1 khoảng 1 tháng bón 1,0 - 2,0 kg NPK 20-20-15 nuôi bông.
- Lần 3: Khi trái có đường kính 2-3 cm, bón 1,0-2,0 kg NPK 20-20-15 + 0,3 -0,5 kg Ure.
- Các lần tiếp theo: Sau khi thu trái, bón 1- 2,5kg NPK 20-20-15 hoặc 16-16 -8 + 0,3 -0,5kg Ure.
c. Cách bón:
Dựa theo tán cây dể bón, cuốc rãnh sâu 5 -10cm; rộng 10 -20cm, cách gốc 0,5-1m; cho phân vào lấp đất lại và tưới nước.
Khi cây giao tán nên dùng cuốc răng xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán, cách gốc 0,5-1m, tưới đẫm liếp trước, sau đó bón phân thẳng lên mặt liếp.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao