Kỹ Thuật Trồng Cỏ Vetiver

Kỹ Thuật Trồng Cỏ Vetiver

Publish date Saturday. November 5th, 2011

Kỹ Thuật Trồng Cỏ Vetiver

Việc tu sửa và gia cố các tuyến đường giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng là hết sức cần thiết. Một trong những cách gia cố đơn giản và hiệu quả đó là trồng cỏ Vetiver. Vì cỏ Vetiver hạn chế rất nhiều khả năng sạt lở, sói mòn đất trên các taluy giao thông. Đặc biệt, cỏ Vetiver đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây bản địa phát triển, góp phần phục hồi nhanh chóng cảnh quang tự nhiên và nhanh chóng ổn định taluy đường giao thông. Trong khuôn khổ của bài viết này xin được giới thiệu với bạn đọc gần xa về qui trình kỹ thuật trồng cỏ Vetiver gia cố mái taluy đường giao thông nông thôn.

Giải pháp thiết kế trồng cỏ Vetiver sẽ được đưa ra tùy thuộc vào loại đất, độ dốc mái dốc taluy, kết cấu địa chất, thổ nhưỡng và vận tốc dòng chảy. Khi trồng cỏ Vetiver nên thiết kế kết hợp với các giải pháp kỹ thuật chống sạt lở taluy nền đường khác như: tường chắn, khung bêtông, rãnh đỉnh để phát huy tác dụng của loại cỏ này. Nếu chỉ trồng thuần cỏ Vetiver thì nên áp dụng đối với các taluy có độ cao dưới 40 m so với nền đường. Có 2 dạng thiết kế trồng cỏ trên mái dốc taluy:

- Taluy dương (áp dụng cho các taluy có độ dốc thoải hơn 1/0,5): Với các mái taluy có độ cao 20m thì trồng cỏ theo các đường đồng mức kết hợp với các hàng xiên thẳng góc với hướng dòng chảy, hàng cách hàng từ 1,0-1,5m, cây cách cây 0,1-0,15m.

- Taluy âm: Trồng cỏ theo đường đồng mức, hàng cách hàng từ 1,3-1,5m, cây cách cây từ 0,1-0,15m.

1/ Công tác chuẩn bị:

- Giống cỏ: Giống cỏ Vetiver mang tính đặc thù là bất thụ (không thụ phấn, không phát tán bằng hạt) nên cỏ được trồng theo nhánh tép và phát triển thành từng khóm thông qua sự sinh trưởng các nhánh trồng.

- Tép cỏ giống: Sử dụng tép cỏ đang sinh trưởng mạnh trong vườn giống, loại bỏ các tép già hoặc quá non và các tép kém phát triển.- Bầu cỏ: Tép được ươm trong bầu có đủ phân (có trọng lượng tối thiểu là 0,4 kg để trồng được ở loại thổ nhưỡng cây khó sinh trưởng) và được chăm sóc ít nhất 06 tuần lễ trong vườn ươm trước khi đưa ra trồng.

- Bảo quản, vận chuyển giống cỏ: bảo quản, chăm sóc bầu giống trong điều kiện đủ ánh sáng và ẩm độ thích hợp; khi vận chuyển phải đảm bảo tép cỏ, bầu cỏ không bị dập nát; thời gian vận chuyển không quá 03 ngày; trong quá trình vận chuyển, giống cần được giữ độ ẩm cần thiết (30 – 40%).

2/ Kỹ thuật trồng:

a/ Chuẩn bị mặt bằng trước khi trồng:

- Tiến hành dọn sạch sẽ cỏ dại, gia cố các rãnh xói nếu có trên mặt bằng (gia cố bằng cọc tre, cừ tràm, phên hoặc xếp các bao tải đất,...).

- Tùy theo kết cấu, độ dốc của taluy có thể thiết kế 01 mương thoát nước trên đỉnh taluy, trồng cỏ dọc theo 2 bờ mương và giữa lòng mương theo hướng dòng chảy với mật độ cây cách cây 0,1 - 0,15m.

- Chú ý các rãnh xói có khả năng tạo dòng chảy lớn do nước mưa: phải bố trí trồng các hàng cỏ cắt ngang dòng chảy và giảm khoảng cách giữa các hàng cho thích hợp với việc ngăn cản dòng chảy.

b/ Cách trồng:

- Đào rãnh trồng đảm bảo đúng khoảng cách hàng trong hồ sơ thiết kế trồng cỏ, đào sâu tối thiểu 0,2 m và rộng 0,2 m.

- Bón lót bằng phân sinh hóa hữu cơ hoặc các loại phân vi sinh có hàm lượng hữu cơ và vô cơ thích hợp theo cách sau: Đất có kết cấu rời rạc, tỉ lệ đất >=50% thì bón lót 1,2 kg/m2 và lấp đất nhẹ; Đất có kết cấu rời rạc, tỉ lệ đất

- Đặt các tép cỏ vào rãnh với khoảng cách theo yêu cầu thiết kế, lấp đất, ấn chặt đất xung quanh tép cỏ theo phương thẳng đứng.

- Duy trì tưới nước trong 2 tuần đầu sau khi trồng để tạo độ ẩm cần thiết và làm chắt đất với tép, để cây cỏ ổn định và phát triển.
c/ Thời điểm trồng:

Trước thời điểm mùa mưa 01 tháng để tăng tỉ lệ sống, giảm chi phí tưới cỏ ban đầu, tốt nhất là vào tháng 09 – 10 dương lịch.

3/ Chăm sóc:

Kiểm tra và trồng dặm thay thế những cây bị chết hoặc sinh trưởng yếu kém để đảm bảo đủ mật độ tối thiểu 95% cây sinh trưởng theo mật độ thiết kế.- Đảm bảo chế độ tưới nước suốt mùa khô, trung bình từ 2-3 ngày tưới một lần với lượng nước ít nhất là 100 lít/m2.

- Bón phân: bón thúc 3 lần phân NPK 16-16-8 (5 – 7 kg/100m2/1lần) vào tháng thứ 2, 4 và tháng 6 sau khi trồng, phối hợp với thu dọn cỏ dại và cắt lá cỏ (chừa lại 0,2 m kể từ gốc lên). Ngoài ra, dùng phân bón lá phun tưới trên cây từ 2-3 lần tùy thuộc vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ khi vàng úa hoặc phát triển kém.

4/ Giám sát, nghiệm thu:

Thời gian bảo hành đối với việc trồng cỏ là 06 tháng kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành giai đoạn trồng cỏ. Trong thời gian bảo hành, cỏ phải được bảo quản, chăm sóc đầy đủ, tạo điều kiện tối đa cho cỏ sinh trưởng phát triển tốt để ổn định mái dốc taluy nền đường. Quá trình nghiệm thu trồng cỏ được chia thành 2 giai đoạn: Sau khi trồng 3 tháng (giai đoạn 1) và sau khi trồng 6 tháng (giai đoạn 2).

- Nghiệm thu giai đoạn 1 để đánh giá khả năng thích nghi, phát triển của cỏ và đánh giá qui trình chăm sóc (bón phân, tưới nước, trồng dặm cỏ đúng như trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật....). Giai đoạn này phải đạt yêu cầu: mỗi gốc cỏ đều có >3 nhánh mới/cây, lá xanh, không bị khô đầu lá và tất cả cây chết đã được trồng dặm lại, bảo đảm đúng mật độ thiết kế.

- Nghiệm thu giai đoạn 2 để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cỏ cũng như khả năng che phủ phát triển bề mặt của taluy và tác dụng làm giảm xói mòn bề mặt mái taluy khi trồng cỏ Vetiver. Giai đoạn này phải đạt yêu cầu: trên 95% cây sống, trung bình có ít nhất 6 nhánh/cây, các lá giữa 2 cây trên cùng hàng đã giao nhau, khép tán và lá phải có màu xanh tươi thể hiện cây sống tốt. Chiều cao của cây > 80cm, rễ cây bám chặt vào mái dốc taluy nền đường.

5/ Chăm sóc hàng năm:

Cỏ Vetiver phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng thiên nhiên. Do đó, ở những vị trí cần cỏ phát triển (đẻ nhánh nhanh), hàng năm về mùa khô cần có chế độ cắt lá (chừa lại 0,3m kể từ gốc lên) và thu dọn cỏ dại. Vào đầu mùa mưa bón phân với mức bình quân 0,5 kg/m2 phân bón thúc Komix 6-4-6 hoặc các loại phân tương đương


Giống Cỏ Dùng Trong Chăn Nuôi Gia Súc Giống Cỏ Dùng Trong Chăn Nuôi Gia Súc Kỹ Thuật Gieo Trồng Cỏ Stylo Kỹ Thuật Gieo Trồng Cỏ Stylo