Kỹ Thuật Trồng Đậu Tương Ở Miền Núi
Cây đậu tương được trồng rộng rãi ở các vùng sinh thái khác nhau. ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cây đậu tương được trồng với diện tích lớn như Bắc Giang (8.700 ha), Sơn La (8000 ha), Cao Bằng (7.500 ha). Tuy nhiên, diện tích trồng cây đậu tương có thể phát triển nhiều hơn nữa trên nhiều loại đất khác nhau của miền núi (đồi, gò, nương rẫy...) có thể trồng xen với cây ăn quả, cây rừng chưa khép tán, cây công nghiệp ngắn ngày như mía và trồng luân canh với cây lương thực như ngô, lúa nương.
Một số giống đậu tương có khả năng phát triển tốt ở miền núi.
Giống đậu tương ĐT80
Giống đậu tương ĐT80 có thời gian sinh trưởng 90-100 ngày, hoa màu tím, chống đổ tốt, ít phân cành, chịu hạn khá. Khối lượng 100 hạt đạt từ 12-13 kg, có thể đạt năng suất 21,0-22,5 tạ/ha, thích hợp cho vụ Hè ở miền núi.
Giống đậu tương ĐT84
Giống đậu tương ĐT84 có thời gian sinh trưởng 80-85 ngày, cây sinh trưởng khoẻ, cây cao 40-50 cm, ít phân cành, hoa màu tím, khối lượng 1.000 hạt 180-220 g màu vàng sáng, năng suất trung bình từ 13-18 tạ/ha, năng suất cao có thể đạt 25 tạ/ha. Thích hợp cho vụ Xuân muộn và Hè-Thu ở miền núi.
Giống đậu tương VX9-3
Giống đậu tương VX9-3 có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, cây cao 40-45 cm, thân to khoẻ phân cành mạnh, khối lượng 1.000 hạt đạt 150-160 g, năng suất đạt 18-25 tạ/ha. VX93 chịu hạn, úng và bệnh trung bình, chịu rét khá, ưa thâm canh. ở Trùng Khánh, Cao Bằng cho năng suất từ 2,5-3,0 tạ/ha.
Giống đậu tương AK05
Cây sinh trưởng khoẻ, cây cao 50-60 cm, thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, hoa màu trắng, hạt vàng sáng đẹp, khối lượng 1.000 hạt đạt 130-140 g, năng suất trung bình 13-15 tạ/ha. Khả năng chống bệnh trung bình, chịu rét khá, chịu hạn trung bình.
Giống đậu TL57
Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 100-110 ngày, vụ Hè, Đông 95-100 ngày, cây cao 40-70 cm, bản lá to, xanh đậm, cây cứng có khả năng chống đổ tốt, hoa màu trắng, hạt vàng sáng, rôn hạt màu nâu nhạt, số quả trên cây 20-30 quả. Khối lượng 100 hạt đạt 15-16 g. Năng suất trung bình 15-20 tạ/ha, nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt.
Giống đậu tương ĐT93
Giống ĐT93 sinh trưởng tốt trong cả 3 vụ Xuân, Hè, Đông, cây cao 45-60 cm, thời gian sinh trưởng 75-85 ngày. Hoa màu tím, hạt dạng tròn hơi bầu, màu vàng sáng, khối lượng 1.000 hạt đạt 130-140 g, năng suất trung bình 12-14 tạ/ha. ĐT93 là giống nhiễm gỉ sắt trung bình, có khả năng chịu nhiệt, chịu hạn và chịu lạnh khá.
Quy trình kỹ thuật sản xuất chung cho các giống đậu tương.
Thời vụ
Vụ Xuân: Gieo hạt khi có mưa xuân thường từ ngày 15/2-15/3.
Vụ Hè-Thu: Gieo hạt từ ngày 10/6 đến 5/8, tuỳ thuộc từng vùng để có thời vụ thu hoạch vào lúc nắng ráo.
Phân bón và cách bón
Bón lót: 350-400kg supe lân ủ với 5-6 tấn phân chuồng để bón cho 1 ha.
Bón thúc lần 1: 60-70kg đạm urê và 100-120kg kali cho 1 ha vào lúc cây có 2-3 lá kép kết hợp xới lần 1 và vun nhẹ.
Bón thúc lần 2: 200kg vôi bột cho 1 ha lúc cây chớm ra hoa, vun đất cao 10-12cm.
Chuẩn bị hạt giống và mật độ gieo
Lượng giống cần cho 1 ha: Do không có sự chênh lệch lớn về kích cỡ hạt giữa các giống nên lượng giống khuyến cáo chung đủ trồng cho 1 ha là 60kg.
Về chất lượng giống: Trước khi gieo phải kiểm tra lại tỷ lệ nảy mầm, ít nhất phải đạt 85%, hạt đồng đều về kích cỡ và màu sắc, đảm bảo độ thuần, hạt không bị mọt và sâu bệnh.
Vụ Xuân: Mật độ gieo 35-40 cây/m2 (hàng cách hàng 35-40cm, cây cách cây 7-8cm).
Vụ Hè-Thu: Đảm bảo mật độ 30-35 cây/m2 (hàng cách hàng 35-40cm và cây cách cây 7-10cm).
Chăm sóc
Xới cỏ lần 1 khi cây có 2-3 lá kép kết hợp bón thuốc đạm và kali. Vun nhẹ đất vào gốc.
Xới cỏ lần 2 khi cây chớm ra hoa, kết hợp bón bổ sung vôi bột và vun cao đất.
Tưới nước: Ngoài độ ẩm cần thiết khi gieo hạt, vào mùa khô nếu có điều kiện thì tưới vào hai thời kỳ chính là trước khi ra hoa và làm quả.
Phòng trừ dòi đục lá, thân, quả, sâu cuốn lá, sâu khoang, rệp bằng Sumicidin 0,2%, trừ bọ xít bằng Bassa 0,1% + Dipterex.
Phun định kỳ lúc cây 2 lá đơn, 4-5 lá kép (lá thật), trước ra hoa, khi làm quả, phun thuốc có hiệu quả tốt nhất vào lúc chiều mát.
Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch khi 2/3 số quả chuyển sang mầu nâu sẫm. Thu hoạch vào những ngày nắng ráo, sau đó phơi khô đến khi tách hạt thì đập lấy hạt, làm sạch hạt, phơi khô đến khi cắn tách dọc hạt được dễ dàng.
Hạt sau khi phơi để nguội rồi vào bảo quản trong chum kín hay bao nilông 2 lớp.
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao