Tin nông nghiệp Kỹ thuật trồng mãng cầu ta cho trái ngọt, năng suất cao

Kỹ thuật trồng mãng cầu ta cho trái ngọt, năng suất cao

Author Bích Phượng (tổng hợp), publish date Monday. November 13th, 2017

Kỹ thuật trồng mãng cầu ta cho trái ngọt, năng suất cao

Mãng cầu là một loại cây ăn trái có độ ngọt mát lại có hương thơm của hoa hồng nên được nhiều người ưa thích. Kỹ thuật trồng mãng cầu ta không khó nên người dân có thể dễ dàng trồng nâng cao thu nhập.

Kỹ thuật trồng mãng cầu ta đa dạng có thể áp dụng nhiều cách

Mãng cầu ta thích hợp khí hậu nhiệt đới, tuy nhiên trồng được ở cả vùng nóng, vùng nóng có mùa đông lạnh và vùng Á nhiệt đới. Kỹ thuật trồng mãng cầu ta không khó vì cây ưa mọc giữa trời nắng hay ít nắng che. Thích hợp nhất trên loại đất phù sa. Đất nhiều vôi và magiê (Mg) trái to và ngọt hơn.

Cách nhân giống

Nhân giống bằng hạt: Do hạt có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản được 2 – 3 năm. Xử lý hạt bằng cách: Xóc hạt với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý axit sunfuric, ngâm nước nóng 55 – 600C trong 15 - 20 phút, hạt có thể nảy mầm sau 2 tuần lễ. Trồng từ hạt sau 2 - 3 năm cây có thể cho trái.

Nhân giống vô tính bằng biện pháp ghép cành: Trước hết phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: Trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao, dễ vận chuyển (múi dính thành một khối). Mãng cầu ta chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc ghép là mãng cầu ta và nê nhưng hạt nê khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng gốc ghép mãng cầu ta.

Có thể ghép áp, ghép cành hay ghép mắt. Gốc ghép phải 1 - 2 tuổi. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. Cắt dài 12 cm, có thể ghép nêm vào cành gốc ghép, cũng có thể cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vạt gốc ghép và cành ghép sao cho áp vào nhau vừa vặn. Vết cắt dài khoảng 5 - 6 cm.

Cách trồng

Mãng cầu ta chủ yếu được gieo hạt trong bầu hoặc gieo thẳng vào chỗ cố định, do đó ít khi phải đánh bầu, đi trồng. Nếu ươm cây giống bằng cách gieo hạt ở trong bầu nên đợi tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 - 50 cm đem trồng thì dễ sống hơn.

Mãng cầu ta có thể cho lợi nhuận cao vì được người dân ưa thích

Nên trồng với khoảng cách 4 m ở đất xấu, 5 m ở đất tốt kết hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều. Hố trồng được đào với kích thước khoảng 60 cm x 60 cm x 60 cm

Chăm sóc

Nhất thiết phải tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ươm trong bầu, hay cây đánh đi trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra trái, tưới bổ sung khi gặp trời hạn cũng có lợi.

Bón phân

Về bón phân cho mãng cầu ta, cây na, cần tuân thủ quá trình bón lót gồm phân chuồng hoai, phân lân, phân hữu cơ sinh học...vào hố trước khi trồng cho mỗi cây. Quá trình bón thúc để kích thích rễ phát triển lưu ý dùng phân hữu cơ sinh học dành riêng cho mãng cầu, phân khoáng NPK và  tưới gốc bằng các sản phẩm phân chất lượng, lượng bón tăng dần theo năm.

Cần bón phân và chăm sóc đúng giai đoạn

Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi với liều lượng 0,5 kg cho mỗi cây. Bà con nên bón làm hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Bón theo hình chiếu tán sau dó xới đất lấp phân lại.

Sâu bệnh

Mãng cầu ta ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi có rệp sáp có thể sử dụng các thuốc như: Supracid, Bi 58ND, Sumithion, v.v... Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.

Thu hoạch

Dấu hiệu mãng cầu ta chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (mãng cầu mở mắt). Khi hái nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi dễ bị dập nát.


Tôi là nông dân 4.0: Lão nông làm vườn bằng... iPhone 7 Plus Tôi là nông dân 4.0: Lão nông làm… Tăng năng suất cây trồng bằng chất điều hòa sinh trưởng Gibberellin Tăng năng suất cây trồng bằng chất điều…