Kỹ thuật trồng mướp
1. Thời vụ:
- Gieo từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm.
- Khi cây có 2 – 3 lá thật thì đem trồng.
2. Làm đất, bón lót và gieo hạt:
- Đất được cày, bừa kỹ và lên luống. Luống rộng 2,5m.
- Bón lót (cho 1 ha): 20 tấn phân chuồng, 120 kg lân, 30 kg kali.
- Gieo hạt: Rạch hàng, mỗi luống rạch 1 hàng, đào hốc để gieo hạt, mỗi hốc 2 - 3 hạt, mỗi hốc cách nhau 30 cm. Khi cây có lá thật, tỉa bớt chừa lại 2 cây.
3. Chăm sóc:
- 2 tháng sau khi gieo hạt tiến hành vun xới lại đất kết hợp với tỉa cây.
- Lượng phân bón thúc cho mướp/ha. (Lưu ý: cây xấu thì mới bón phân). NPK 300kg, Urê 200kg, Kali 30kg.
- Thời gian bón: chia đều lượng phân cho nhiều lần bón.
+ Khi cây được 20 ngày thì bón thúc bằng nước phân pha loãng.
+ Sau đó 20 ngày lại bón thúc lại (lúc cây có hoa).
- Chăm sóc:
+ Tưới nước: Để hạn chế sự bốc thoát hơi nước và cỏ dại nên sử dụng màng phủ nông nghiệp. Tưới nước 1 lần/ngày.
+ Khi cây cao 20 cm phải cắm mỗi hốc 1 cây để mướp leo lên giàn.
+ Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện 3 lá thật thì làm giàn cho dây mướp leo. Cũng có thể làm giàn trước khi cây có tua. Làm giàn mái bằng. Mái giàn làm bằng dây thép lớn để đỡ quả. Khi cây có quả phải nương quả, thả thõng quả xuống giàn cho quả thẳng, đẹp.
+ Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ nhánh nhỏ, sâu bệnh giúp giàn thông thoáng, giảm sâu bệnh hại. Khi mướp đã lên giàn thì tỉa bỏ hết lá chân.
4. Phòng trừ sâu bệnh:
Bọ xít mướp là loài sâu hại rất phổ biến trên mướp. Bọ xít trưởng thành có thân hình tam giác, dài khoảng 17-18mm, màu nâu sẫm, mặt lưng phần bụng màu đỏ da cam, có vòi miệng dài để chích hút. Bọ xít mướp gây hại trên các cây họ bầu bí nhưng nhiều nhất là trên cây mướp. Đây là loại côn trùng đa ký chủ và có đời sống rất dài so với các côn trùng khác. Trưởng thành có thể sống đến vài tháng.
* Biện pháp phòng trừ:
- Bọ xít mướp không khó để phòng trừ. Tuy nhiên bầu, bí, mướp là loại rau ngắn ngày, giai đoạn trái rất ngắn và trên dây thường hiện diện nhiều lứa trái. Vì thế nên khi sử dụng thuốc nếu không thận trọng sẽ rất dễ để lại dư lượng thuốc trong trái.
- Tốt nhất nên dùng biện pháp thủ công như bắt bằng tay hoặc dùng vợt để bắt bọ xít.
- Con trưởng thành rất thích bả chua ngọt nên có thể làm bả chua ngọt để nhử trưởng thành (khóm hoặc cam + Regent 0.3G).
- Khi thấy bọ xít non phát triển nhiều có thể phun thuốc hóa học. Một số thuốc gốc Cúc có hiệu quả: Map, Sherpa, Cyperan… Phun vào lúc chiều mát mới đạt hiệu quả cao.
Ngoài bọ xít, bệnh khảm là bệnh mà nông dân trồng mướp rất lo ngại vì đây là bệnh do virus gây ra, không có thuốc trị. Virus gây bệnh khảm trên các cây họ bầu bí được gọi là Cucumis virus 1. Triệu chứng bệnh thể hiện trên lá và thân. Dây mướp bị bệnh đọt non xoăn lại, lá nhạt màu và lốm đốm vàng, loang lổ, các đốt thân co ngắn, dây chùn lại, phát triển chậm, trái ít, trái biến dạng, méo mó. Dây bị bệnh sớm và nặng có thể chết. Bệnh khảm lây truyền qua côn trùng môi giới là bọ trĩ và rầy mềm.
Bệnh khảm không có thuốc trị, nhưng áp dụng những biện pháp phòng ngay từ đầu vụ sẽ hạn chế được bệnh:
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh;
- Nhổ bỏ và tiêu hủy các dây mướp bị bệnh;
- Phòng trừ côn trùng môi giới là bọ trĩ và rầy mềm. Nên chọn những loại thuốc ít độc, có thời gian cách ly ngắn, ưu tiên chọn những loại thuốc sinh học. Phun trừ bằng một trong những loại thuốc sau: Dầu khoáng SK Enspray 99 EC, Abatin 5.4EC, Success 25SC, Confidor 100SL,…
5. Thu hoạch:
- Từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng 80 – 100 ngày (tùy theo giống).
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao