Nấm rơm Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm

Publish date Sunday. December 23rd, 2012

Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm
Untitled Document<p><strong>I. Lý Do Chọn Trồng Nấm Rơm</strong></p><p>Trồng nấm rơm là nghề làm ra tiền nhanh nhất. So với các loại cây trồng khác thì trồng nấm rơm đồng vốn quay vòng nhanh, sau khi rải meo giống khoảng 15 ngày là thu hoạch được.</p><p>- Người trồng nấm rơm có thể cho thu hoạch nấm theo ý mình, chủ động được thời vụ, hạn chế được rủi ro. Nghề trồng nấm rơm còn tận dụng được thời gian nông nhàn trong gia đình, giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho lao động tại địa phương.</p><p>- Trồng nấm rơm bước đầu đem lại hiệu quả cao, tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp làm nấm, sau đó dùng rạ sau khi làm nấm xong bón cho gốc cây, cải tạo đất trồng cây lâu năm, giữ được môi trường sinh thái ở địa phương.</p><p>- Nấm rơm dễ trồng, mọc tốt trên các thực liệu là phế phẩm nông nghiệp. Trồng được quanh năm trong điều kiện ở miền Nam khi nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 25 – 30 độ C.</p><p><strong>II. Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm</strong></p><p><strong>1. Nguyên liệu</strong></p><p><strong>Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm rơm là rơm rạ, và đạt những yêu cầu sau:</strong></p><p>- Nguyên liệu phải sạch, để nơi không bị mưa đột, ẩm ướt.</p><p>- Sạch vi sinh vật và không nhiễm những loại nấm mốc ký sinh, không có dư lượng thuốc trừ sâu, bệnh, không bị nhiễm nước phèn mặn.</p><p>- Chưa bị phân hủy hoặc mục nát</p><p><strong>2. Xây dựng nhà trồng nấm</strong></p><p>- Chọn nền đất: chọn những nền đất cứng, cao ráo, cao hơn mặt đất bình thường từ 0,3 – 0,5m. Nhà trồng kín bằng Nylon trắng trên nóc và xung quanh lợp bằng Nylon, nên làm theo hướng Đông – Tây để ánh sáng phân bố đều. Trên 2 vách chừa 2 lỗ có kích thước khoảng 20 x 25cm để làm mát. Ban đêm mở cửa để nấm thán khí CO2. Ban ngày có thể che bớt ánh sáng nếu cường độ ánh sáng quá cao.</p><p>- Bên trong nhà trồng nấm làm những dàn kệ cách nhau 70cm, cao 2m, mỗi dàn kệ làm thành từng ngăn, ngăn này cách ngăn kia 40cm, dày 40cm.</p><p><strong>3. Meo giống</strong></p><p>Cần phải chú ý đến việc chọn meo giống vì meo giống tốt là yếu tố quyết định cho dự thành công của việc trồng nấm. Meo giống tốt là bịt meo có tơ nấm phát triển trắng đều, đồng thời bào tử kết thành những lấm tấm đỏ màu ớt. Meo giống từ 10 – 15 ngày tuổi đem ra trồng là tốt nhất.</p><p><strong>4. Bổ sung các chất dinh dưỡng</strong></p><p>Ngoài vật liệu là rơm rạ, meo giống chúng ta phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tơ nấm phát triển tốt. Các chất dinh dưỡng được trộn đều trong rơm rạ như sau: Trong 100kg thực hiện cần 1kg urê, 2,5kg Super lân, 1kg Sunphat Kaly. Trộn 1 lần trong giai đoạn ủ rơm.</p><p><strong>5. Các giai đoạn tiến hành</strong></p><p><strong>a. Giai đoạn xử lý rơm</strong></p><p>Xử lý rơm bằng nước vôi: ngâm rơm trong nước vôi trộn cho đều, cần chú ý độ pH của nước vôi trước khi xử lý bằng 11, nhưng sau giai đoạn xử lý rơm thì độ pH trong nước còn lại 7 là thích hợp nhất.</p><p><strong>b. Giai đoạn ủ rơm</strong></p><p>- Thời gian ủ: 10 ngày</p><p>- Trong giai đoạn này cần chú ý tới độ ẩm và chất lượng của rơm. Rơm sau khi xử lý bằng nước vôi rải rơm rạ đều lên nền xi măng, cho thêm nước vào (nước có pH=7), để rơm có đủ độ ẩm cần thiết và cần bổ sung các chất dinh dưỡng NPK (như đã nói phần trên). Sau đó, dùng tấm Nylon phủ rơm cho kín khí. Độ dày của lớp rơm rạ khoảng 0,5m là tốt nhất. Sau thời gian ủ 7 ngày, đảo rơm một lần để tạo điều kiện cho quá trình lên men thực hiện tốt hơn và phủ kín Nylon trở lại.</p><p><strong>c. Giai đoạn đóng gói, cấy meo</strong></p><p>Rơm sau khi xử lý, trộn đều và đóng thành từng khối, dùng một khung bằng gỗ có dạng khối che kín 5 mặt có kích thước 0,22 x 0,15 x 0,12cm để làm khung. Dùng một miếng Nylon vừa đủ rộng trải trong khung cho rơm rạ đã xử lý vào khung nén chặt tạo thành từng khối. Cấy meo giống vào 2 đầu khối thực liệu, sau đó gói kín bằng tấm Nylon trên, để vào phòng 6 ngày chú ý đậy kín, sau 6 ngày dở ra, mở tấm Nylon gói đưa vào nhà trồng. Các khối nấm được đặt chồng lên nhau trên các kệ đã thiết kế.</p><p><strong>d. Giai đoạn chăm sóc và thu hoạch</strong></p><p>- Trong giai đoạn này, cần chú ý tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho nấm phát triển, độ ẩm thích hợp nhất là 90%. Dùng bình xịt thuốc để tưới là tốt nhất. Trong các ngày nắng nóng cần theo dõi sự biến động ẩm độ của nhà trồng để có thể tưới phù hợp.</p><p>- Sau 7 ngày có thể thu hoạch đợt 1. Khi thu hoạch cần chú ý dùng dao nhọn xắn quanh gốc nấm, tránh phạm vào các gốc nấm khác và làm đứt tơ nấm.</p><p>- Sau khi thu hái, nấm rơm vẫn sinh trưởng, phát dục nên phải tiến hành chăm sóc tốt để tránh ảnh hưởng đến năng suất. Sau 2 – 3 ngày thu hoạch 1 lần, số lần thu hoạch kéo dài 5 – 6 lần tùy thuộc vào sự chăm sóc.</p><p>- Sau khi tận thu thực liệu trên có thể ủ để làm phân bón, nuôi trùn…Nếu tiếp tục trồng nấm phải được cách lý ít nhất là 5 ngày và xử lý bằng Formal để trừ các sâu bệnh hại trước khi trồng đợt khác.</p><p><strong>III. Kỹ Thuật Làm Meo Giống Nấm Rơm</strong></p><p><strong>Gồm 3 giai đoạn:</strong></p><p><strong>1. Giai đoạn meo giống cấp 1</strong></p><p><strong>a. Môi trường cấp 1:</strong> môi trường căn bản thường dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, Glucose 20g, Agar 20g. Nước cất sạch cho đủ 1 lít. Khoai tây rửa sạch cắt khối vuông nhỏ 1 cm3, nấu chín lọc xác lấy nước, cho Agar vào nước khoai tây nấu và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít. Sau khi kiểm tra pH xong cho vào ống nghiệm. Để nguội, làm nút bông quấn giấy bao nút lại. Hấp khử trùng ở áp suất 0,8 – 1 atm trong 1 giờ.</p><p><strong>b. Phân lập giống nấm:</strong> giống thuần có thể thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ bào tử hoặc từ mô thịt nấm.</p><p><strong>Nấm rơm:</strong> chọn tai nấm ở dạng hình trứng, gọt sạch gốc, lau nấm và tay người cấy bằng Alcool, khử trùng dao cấy, xẻ đôi tay nấm, dùng dao cắt 1 miếng ở phần thân gần mũ nấm cho vào ống nghiệm tiến hành ở điều kiện vô trùng với đèn cồn.</p><p><strong>c. Ủ tơ:</strong> ủ tơ nơi ấm, 4 – 5 ngày đầy ống nghiệm; tơ nấm thuần phát triển, đầy ống thì nhân nhiều ra bằng cách cấy truyền. Không được cấy truyền giống quá 3 lần.</p><p><strong>2. Giai đoạn meo giống cấp 2</strong></p><p>Thường gọi là meo bó là dạng giống chuyển tiếp sang meo thành phẩm cấp</p><p><strong>3. Mục đích của meo bó:</strong> cây meo bó dài được đặt thẳng trong bịch meo cấp III giúp meo phát triển đồng đều, sợi meo trong bịch có cùng tuổi.</p><p><strong>a. Nguyên liệu:</strong> chọn rơm lúa mùa có cọng dài, thích hợp để tơ phát triển, tuốt bỏ bớt lá, cắt khúc khoảng 12cm, lấy 8 – 10 cọng dùng dây nylon tước nhỏ cột quấn chung quanh thành 1 bó nhỏ. Hoặc thân cây mì: Lựa thân cây mì già róc hết vỏ xanh, chặt khúc khoảng 12cm chẻ thành thanh nhỏ, róc bỏ ruột, phơi nắng cho thật khô. Bảo quản 1 thời gian ngắn không để lâu quá dễ bị mọt. Hoặc có thể dùng lúa.</p><p><strong>b. Môi trường:</strong> 1kg rơm bó (thân mì) (lúa) ngâm trong nước vôi 1%, bột bắp 150g và cám 50g nấu đặc trộn vào rơm bó (thân mì) (lúa).</p><p><strong>c. Ấp khử trùng:</strong> 1,5 atm/giờ.</p><p><strong>d. Cấy meo:</strong> từ ống nghiệm meo cấp 1, dùng dao cấy cắt 1 phần thạch có meo chuyển vào chai meo bó trong điều kiện vô trùng.</p><p><strong>e. Ủ meo:</strong> 15 – 25 ngày to 30 – 35 độ C</p><p><strong>f. Chọn giống:</strong> chọn chai phát triển nhanh không bịch; loại bỏ chai xấu, bịch.</p><p><strong>3. Giai đoạn meo giống cấp 3</strong></p><p><strong>a. Bao bì:</strong> để làm meo dùng chai thủy tinh trong suốt hay bao túi PP kích thước nhỏ, chịu được áp xuất cao. Để làm bịch tưới trồng dùng túi P.E kích thước 22 x 36 cm.</p><p><strong>b. Nguyên liệu:</strong> dùng 1 trong số các nguyên liệu rơm, rạ. trấu, mạt cưa, cùi bắp. Bắp, cám phải mới, khô, không ẩm, không mốc.</p><p><strong>c. Môi trường:</strong> rơm, rạ 1 kg, cám 50g, bắp 150g, nước vôi 1%. Rơm rạ cắt ngắn 2 – 3cm phơi thật khô, trước khi làm meo ngâm nước vôi 1%, khoảng 2 giờ vớt ra để ráo nước đến khi đủ độ ẩm. Bắp, cám trộn nước vôi đủ độ ẩm trước khoảng 2 giờ. Trộn dều các nguyên liệu, dậm đạp cho mềm, xong cho vào chai hay bịch.</p><p><strong>d. Khử trùng:</strong> hấp khử trùng chai meo và meo bịch PP ở 1,5 atm/1 giờ. Hấp khử trùng bịch trồng PE 90 – 100 độ C trong 4 – 6 giờ.</p><p><strong>e. Cấy meo:</strong> trong điều kiện vô trùng, lấy 1 cây meo bó cho vào bịch môi trường hay chai môi trường đã hấp.</p><p><strong>f. Ủ meo:</strong> nấm rơm. 30 – 35 độ C, 6 ngày đầy và sử dụng 6 – 10 ngày.</p><p><strong>g. Chọn meo:</strong> chăm sóc meo thường xuyên để loại bỏ meo nhiễm ngay. </p>

Giải Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất Nấm Rơm Giải Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất… Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Nấm Rơm Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Nấm Rơm