Kỹ Thuật Trồng Rau Mồng Tơi (Mùng Tơi) An Toàn
Mồng tơi hay mùng tơi có tên khoa học là Basella alba L., thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae). Đây là loại cây dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống.
Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5-6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen. Mồng tơi là cây rau mùa hè, nhiệt độ thích hợp 25-30°C. Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10 m. Về thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được cho ta 14 kcal, 580 mg Vitamin A, 72mg Vitamin C và các chất khoáng vi lượng.
Công dụng: Theo đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng. Rau mồng tơi chữa được nhiều loại bệnh như táo bón, đái dắt, kiết lỵ, là loại rau tốt cho người tiểu đường, trị núm vú sưng, trị tiểu buốt, tăng sữa cho sản phụ sau sinh, trị vết thương, trị đau nhức xương khớp, chữa yếu sinh lý ở nam giới và chữa di hoạt tinh rất hiệu quả, nước ép từ quả dùng trị đau mắt và làm đẹp da…
Kỹ thuật trồng mồng tơi cần chú ý:
Thời vụ: Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suốt vụ hè thu. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Tuy nhiên ở các tỉnh phía Nam có thể trồng quanh năm.
Giống: Có 3 loại giống mồng tơi phổ biến trong sản xuất như mồng tơi trắng có phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt. Mồng tơi tía có phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ và mồng tơi lá to nhập từ Trung Quốc, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập, thường được trồng dày để dễ cắt tỉa cành non, ít nhớt và cho năng suất cao.
Làm đất: Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, độ pH từ 6,0-6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng. Làm luống rộng 1-1,2m, rãnh luống rộng 0,2-0,3m và cao 25-30cm.
Mật độ khoảng cách: Có thể gieo thẳng theo hàng hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 2-3 lá thật. Khoảng cách khoảng 20-25cm x 20cm/1 cây. Mật độ 16,5 vạn cây/ha, lượng hạt gieo khoảng 20-21 kg/ha.
Phân bón: Phân hữu cơ cần ủ thật hoại, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau. Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác thải này có chứa nhiều kim loại nặng. Phân hữu cơ nên trộn với phân lân bón lót, bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống. Trước lúc thu hoạch rau 7-10 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.
Tuỳ theo từng loại đất, giống, các giai đoạn sinh trưởng của cây mà tính toán lượng phân bón hàng năm cho cây thích hợp. Đặc biệt là các loại phân có hàm lượng chất hữu cơ cao như phân hữu cơ khoáng vedagro dạng viên có hàm lượng hữu cơ 45%; N: 9%; P2O5: 0,3%; K2O: 4,5%, ngoài ra còn có một số dinh dưỡng trung lượng, vi lượng, axít amin và vitamin.
Chúng tôi khuyến cáo bón phân hữu cơ khoáng vedagro dạng viên cho 1.000 m2 như sau: Mồng tơi trồng mới bón lót trước khi trồng 50 kg phân hữu cơ khoáng Vedagro + 50 kg phân lân. Thúc sau khi trồng 15 ngày bón 20 kg urea. Mồng tơi gốc, sau mỗi lần thu hoạch cần bón 50 phân hữu cơ khoáng vedagro .
Sau trồng khoảng 1 tháng thì thu hoạch, dùng dao sắc cắt gốc cách mặt đất 5-10cm. Từ đó trở đi khoảng 12-15 ngày lại thu được một lứa. Nên thu vào buổi sáng sớm, thu hoạch khi trời nắng nóng rau dễ bị héo, ôi, kém phẩm chất.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao