Kỹ thuật trồng và chăm sóc vú sữa - Phần 1
Xin giới thiệu qua những lưu ý mà bà con cần biết để nâng cao năng suất cũng như chất lượng trái vú sữa.
1. Chuẩn bị đất và mật độ trồng
Vú sữa có khả năng thích nghi rộng nên gần như mọi loại đất cây đều sinh trưởng và phát triển được.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện từng vùng đất khác nhau mà chúng ta có quy cách thiết kế vườn khác nhau.
Với những vừa đất sỏi, xấu bà con nên chọn quy cách 5-6m/cây.
Vì cây phát triển chậm và ít tán hơn vùng đất thịt, đất bazan (6-7m/cây).
Hố trồng vú sữa bà con nên đào hố có kích thước 60x60x60cm để đảm bảo lúc trồng khuất được mắt ghép và cây phát triển tốt.
Bà con cũng nên quan tâm đến vấn đề chắn gió cho cây vì vú sữa dễ bị gãy cành, trốc gốc khi có gió lớn.
Bà con nên bón nhiều phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ để tạo độ phì cho đất, giúp cây thích nghi tốt hơn với môi trường.
Lượng phân chuồng bón khoảng 5-10cm/hố rồi phủ nhẹ đất lại trước khi trồng.
2. Giống và cách trồng
Hiện nay có nhiều loại giống vú sữa, nhưng giống vú sữa lò rèn là giống mang lại năng suất và chất lượng trái tốt nhất.
Trái to, cơm dày, khi chín màu trắng bóng hơi ngã sang tím nhẹ.Trung bình khoảng 3-4 trái/kg.
Trồng cây vú sữa ghép nói chung và trồng vú sữa lò rèn nói riêng bà con nên để ý cạo nhẹ phần vỏ sát trên mắt ghép và trồng lắp luôn chỗ cạo đó.
Mục đích của việc này là kích thích diện tích ra rễ của cây.
Thông thường sau khi cạo nhẹ và trồng khoảng 1 tháng phần này sẽ nhú rễ luôn.
Khi đó ngoài hệ rễ dưới gốc ghép thì phần rễ trên mắt ghép cũng góp phần hút nước và dinh dưỡng nuôi cây cũng nhưng tăng cường khả năng chống đổ ngã cho cây.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao