Tin nông nghiệp Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng cây vải thiều cho quả sai, không sâu bệnh

Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng cây vải thiều cho quả sai, không sâu bệnh

Author Bích Phượng (tổng hợp), publish date Tuesday. January 2nd, 2018

Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng cây vải thiều cho quả sai, không sâu bệnh

Vải thiều là cây ăn quả, được trồng nhiều ở Hải Dương, Bắc Giang. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây vải thiều và có quy trình chăm sóc hợp lý, các vùng khác trên cả nước cũng có thể trồng vải thiều năng suất cao.

Kỹ thuật trồng cây vải thiều đúng cách sẽ cho năng suất cao nhất

Vải là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vải thiều được trồng nhiều ở Hải Dương và Bắc Giang cho năng suất cao suốt nhiều năm qua. Đây được xem là giải pháp tăng trưởng kinh tế của người dân ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây vải thiều và có quy trình chăm sóc vải thiều hợp lý, bà con nông dân có thể trồng vải thiều ở mọi nơi trên đất nước với mức năng suất cao nhất.

Các giống vải

Vải thiều Thanh Hà: Quả gần tròn, vỏ quả đỏ vàng, quả nhỏ, trọng lượng 15-20gr/ quả, hạt lép, tỷ lệ cùi/quả 74%, ráo nước, ngọt thanh, thơm, hơi có vị chua, chín vào tháng 6, tính ổn định cao. 

Vải thiều Phú Hộ: có 2 dạng quả, quả nhọn, hạt lép và quả tròn hạt to. Vỏ quả đỏ thắm, quả to, trọng lượng quả 30gr/quả, tỷ lệ cùi/quả 70%, ráo nước, chín sớm hơn vải Thanh Hà 5-7 ngày. 

Vải Xuân Đỉnh: Đặc điểm gần giống vải Thanh Hà, quả to hơn, vỏ quả màu đỏ thắm, chất lượng ngon.

Chọn đất

Cây vải không kén đất, yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày, tuy nhiên đối với trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao. Đối với đất đồi, trồng vải phải chọn nơi có độ dốc thấp dưới 250C, nhất thiết phải trồng theo đường đồng mức và phải có băng cây chống xói mòn.

Thời vụ trồng

Cây được trồng vào 2 vụ chính đó là vụ xuân và vụ thu. Thường vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4, và vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 hằng năm.  Mật độ trồng: 400 cây/ha, khoảng cách trồng 6m x 4m.

Đào hố trồng

Đào hố trồng vải thiều không khác so với những loại cây trồng khác nhưng cần chú ý đên điều kiện đất trồng. Với vùng đất bằng thấp thì nên đào hố rộng 70 - 80 cm, sâu 70 cm. Còn đối với đất đồi thì đào hố rộng 70 – 80 cm, sâu 80 – 100 cm.

Cách trồng cây

Với những hố đã đào sẵn thì bới một lỗ nhỏ ở giữa, đặt cây con vào, dùng tay lấp đất và ấn chặt đất xung quanh miệng hố. Trồng xong nên dùng cọc để chèn xung quanh gốc để tránh gốc cây bị lung lay.

Tưới nước

Sau một vụ đông giá rét và khô hạn, cây đang rất cần nước, vì vậy việc tưới nước để giữ độ ẩm cho vải là rất cần thiết, ẩm độ phải luôn bảo đảm  từ 60 - 70%. Nếu thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn quá trình thụ phấn, quả đậu ít.

Bón phân

Thời gian này, ngoài phân đa vi lượng, cây vải còn cần các yếu tố vi lượng, đặc biệt là Bo để tăng cường sức sống của hạt phấn, tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn, quả sẽ đậu nhiều. Bón phân khoáng theo tỷ lệ: 25% đạm + 25% kali + 30% lân (trong tổng lượng phân bón trong năm) sau khi tưới ẩm đất.

Phòng trừ sâu bệnh hiệu quả là khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cây vải thiều giúp quả sai, vị ngọt

Bón vào bốn hốc đều nhau, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây. Lượng bón tùy theo cây lớn hay bé, tốt hay xấu, trung bình bón từ 0,2 - 0,5kg đạm, 0,2 - 0,5kg kali, 0,5 - 1kg lân. Ngoài ra, nên phun 2-3 lần phân bón qua lá, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày như: Komic, Antonich, Bioted (602,603)... trước và sau khi hoa nở 10 ngày để cung cấp phân vi lượng cho cây tăng độ đậu quả.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại vải thời kỳ này chủ yếu là bọ xít non, rệp hại hoa và quả non. Phòng trừ bằng cách phun kép hai lần cách nhau từ 7 - 10 ngày bằng các loại thuốc Actara, Trebon, Sherpa phối hợp với dầu khoáng Cantex. Đối với nhện lông, dùng thuốc Ortur, Regent, Pegasus, Danitol phun khi lộc xuân mới nhú. Bệnh mốc xương gây hại làm thối, rụng hoa, quả non phòng trừ bằng các loại thuốc: Rhidomil; Zineb, Boocdo phun hai lần trước và sau khi hoa nở từ 7 -10 ngày.

Việc dùng các loại thuốc trừ bệnh nội hấp như: Rhidomil, Score, Tim Supe để phòng bệnh mốc xương cho vải sẽ cao hơn vì các loại thuốc này sau khi phun từ 4-6 giờ sẽ được hấp thụ vào cây, ít chịu tác động bất lợi của thời tiết. Chú ý, phun đúng nồng độ, liều lượng như khuyến cáo trên bao bì. Có thể pha: hỗn hợp hai loại thuốc sâu và thuốc bệnh, hoặc thuốc sâu, bệnh với phân vi lượng để giảm công phun thuốc.

Bảo quản, chế biến

Để quả vào túi Pôlyetylen thủng, để ở nhiệt độ 70C có thể giữ được 5 tuần, nhìn chung bảo quản quả tươi đối với vải là rất khó. Hiện nay, người ta chế biến vải xấy khô, vải nước đường... đều có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.


Nâng khả năng chống chịu sâu bệnh cho lúa xuân Nâng khả năng chống chịu sâu bệnh cho… Một số giống bơ chất lượng Một số giống bơ chất lượng