Kỹ thuật xử lý nguyên liệu và cấy giống nấm mèo trên mạt cưa
Phối trộn: Mạt cưa trộn urê hoặc DAP hay cả hai để có nồng độ tổng cộng là 5%o. Cẩn thận trọng trong khi sử dụng hoá chất trộn vào nguyên liệu, vì nó thường gây phản ứng phụ ngộ độc cho nấm, anh hưởng kết quả nuôi trồng.
Mạt cưa sau khi làm ẩm, được ủ đống ít nhất là 12 giờ nhằm để nguyên liệu có điều kiện thấm đều nước, đồng thời nước trộn vào có dư sẽ đọng xuống nền và ngấm xuống đất. Đồng thời chó các nhóm vi sinh vật có sẵn trong mạt cưa, nhất là xạ khuẩn, phân hủy một phân nguyên liệu thành đơn giản hơn cho nấm dễ sử dụng. Quá trình phân huỷ làm bên trong đống ủ sẽ sinh nhiệt (50 - 70oC) sẽ diệt bởi một số mầm bệnh có sẵn trong nguyên liệu.
Lưu ý: thời gian ủ mạt cưa không nên kéo dài quá 3 ngày. Sau khi ủ đống, mạt cưa nên sàng qua để loại các mảnh gỗ vụn, văm bào hoặc các nhóm mạt cưa thô.
Mạt cưa sau khi ủ được cho vào túi nylon (PE - Polyethylene) chịu nhiệt. Cho mạt cưa 1/3 túi, nén chặt rồi mới cho lớp tiếp theo. Dùng thanh gỗ vỗ đều xung quanh, thành bịch nhờ vậy sẽ thắng và đẹp. Bịch nén xong, tiến hành làm cổ chai bằng giấy bìa cứng hoặc nhựa, đường kính cổ chai 2,5cm, cao 3 - 4cm, tiếp tục dùng que tre (bằng ngón tay) tạo lỗ ở giữa túi tạo điều kiện thuận lợi lúc cấy meo vào. Miệng bịch được nhét lại bàng bông không thấm. Nút nhé nên vừa phải, không quá chật khó thao tác, nhưng cũng không quá lỏng, dễ tuột ra.
Cuối cùng, dùng giấy báo hoặc giấy dầu bọc miệng bịch lại. Giấy thường sẽ khô nhanh và trơn láng, nấm mốc và mầm bệnh ít bám vào lây nhiễm so với bông.
Mạt cưa đã đóng vào bịch tốt nhất là khử trùng ngay không nên để quá 12 giờ và trong suốt thời gian này dừng vội đậy nút bông. Các nhóm vi sinh vật hiện diện trong bịch mạt cưa sẽ tiếp tục hoạt động và thải ra nhiều khí độc như ammoniac (NH3) hay dioxyt lưu huỳnh (SO2) các khí này không thể thoát ra ngoài, bị giữ lại trong túi mạt cưa và trở nên độc cho nấm.
Cách khử trùng phổ biến hiện nay là dùng nhiệt ẩm hơi nước nóng với áp suất hoặc không áp suất.
Khử trùng với áp suất: Thiết bị khử trùng là nồi cao áp (autoclave). Cách này ít áp dụng do phí đầu tư cao.
Hấp khử trùng không áp suất: cách hấp này không đòi hỏi các thiết bị đắt tiền, lại có thể khử trùng số lượng lớn bịch cùng lúc. Quan trọng nhất là các chất dinh dưỡng trong nguyên liệu không bị phá hủy bởi nhiệt độ. Tuy nhiên, khả năng diệt trùng chỉ tương đối.
Có thể bố trí vách ngoài là tường gạch, trong là tôn, với lớp cách nhiệt ở giữa là amiante hoặc bao bố, hoặc cát làm lớp cách nhiệt.
Phương pháp này chủ yếu là tận dụng hơi nước nóng sẽ đi ngang qua bịch và tiếp xúc với thành bịch. Quá trình trao đổi nhiệt với nước ngấm trong mạt cưa, sẽ gia nhiệt dần nguyên liệu đến nhiệt độ cao đủ khả năng diệt các mầm sống có trong túi mạt cưa. Vì vậy nếu mạt cưa khô hay chất bổ sung (cám, bắp) thô chưa kịp hút ẩm sẽ không khử trùng tốt. Thời gian khử trùng được tính từ khi đạt đến nhiệt độ cần thiết.
Bịch hấp xong, để nơi sạch sẽ xong 24 - 48 giờ, nguội rồi mới cấy giống. Tủ phải lau chùi sạch sẽ báng vải ướt hoặc cồn.
Dụng cụ cấy giống: đèn cồn, que cấy, cồn 70 độ, cồn 90 độ.
Trước khi cấy giống cần lau tủ cấy, bên ngoài túi meo, túi giá thể bằng cồn 70 độ. Tất cả đều khô cồn thì có thể đốt đèn cồn và tiến hành cấy giống. Cấy meo hạt thì không cần tạo lỗ trên túi giá thể, cấy meo cọng thì cần tạo lỗ túi giá thể như đã nêu trên. Nếu không có tủ cấy thì cần có bàn cấy có bề mặt bằng thủy tinh để dễ lau cồn. và phòng cấy không có gió lùa.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao