Lãi trăm triệu nhờ cá chình
Nhiều năm nay, ông thực hiện mô hình nuôi cá chình thương phẩm với diện tích mặt nước 1,6 ha chia thành 6 ao nuôi mang lai hiệu quả cao, mỗi năm lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.
Từ tiềm năng có sẵn
Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, lại được nạo vét thường xuyên đã tạo dòng chảy thông thoáng, cung cấp nguồn nước ổn định cho phát triển thủy sản nước ngọt.
Phát huy tiềm năng đó, nhiều người dân thuộc huyện Hồng Dân đã áp dụng mô hình nuôi cá chình trong các ao vuông của mình, tùy vào điều kiện mà bố trí diện tích nuôi cho phù hợp.
Ông Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ: “Tôi đã bắt đầu nuôi cá chình cách đây 4 năm, tôi xác định đối tượng này tương đối dễ nuôi lại có giá bán cao nên tiến hành đầu tư”.
Thời điểm đó, ông quyết định tận dụng đất vườn tạp để đào ao nuôi cá chình, với diện tích mỗi ao 250 – 300 m2, ao sâu 1,5 – 2 m2.
Để nắm vững hơn về kỹ thuật nuôi, ông Hùng đã tham quan nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật.
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu thì mô hình của ông Hùng là mô hình sản xuất cho hiệu quả ổn định, bền vững; được cấp trên quan tâm tạo điều kiện như nạo vét kênh rạch giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, các ngành chuyên môn cũng tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, hướng dẫn nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất.
Giống cá chình chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên nên thường khan hiếm và có giá cao.
Nếu chọn được giống tốt, khỏe mạnh, đồng đều (đặc biệt không dính lưỡi câu) sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.
Thành công nhờ theo đúng kỹ thuật
Ông Hùng chia sẻ: Ao nuôi cá chình được sên vét thật kỹ sau đó bón vôi, phơi ao để loại bỏ mầm bệnh ra khỏi ao.
Nước được cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ kênh rạch thông qua túi lọc hoặc nước mưa sau đó tiến hành xử lý diệt tạp, khuẩn theo đúng quy trình khuyến cáo.
Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị, ông tiến hành thả cá chình giống, con giống được mua ở trại Trung Tương xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình với tiêu chuẩn cá đồng cỡ, khỏe mạnh và không con nào bị dính lưỡi câu.
Hiện, giá cá chình giống dao động 100 – 120.000 đồng/con, nên chọn cá giống loại 2 – 3 con/kg, mật độ nuôi thích hợp 0,5 – 1 con/m2.
Sau thời gian nuôi 24 tháng, cá chình đạt kích cỡ thương phẩm 5 – 6 kg/con là có thể xuất bán.
Cuối năm 2014, cá chình của ông Hùng nuôi được 2 năm đã cho thu hoạch được gần 960 kg cá thương phẩm, giá 350 – 400 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lời khoảng 260 triệu đồng triệu đồng.
Nói về kinh nghiệm thành công, ông Hùng chia sẻ: Chọn thức ăn phù hợp và thức ăn đảm bảo về chất và lượng, thức ăn cho cá chình chủ yếu cá tạp (rô phi, mè trắng…), khẩu phần thức ăn 5 – 7% trọng lượng thân.
Lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân nhận định: Bên cạnh các mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến như tôm sú – lúa, tôm càng xanh – lúa… thì mô hình nuôi cá chình thương phẩm đã và đang khẳng định tính hiệu quả, bền vững.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có gần 50 hộ nuôi cá chình thương phẩm và đều cho thu nhập khá từ nghề này.
Và đây cũng là minh chứng cho một hướng đi mới cùng mô hình nuôi mới tại Hồng Dân.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao