Mô hình kinh tế Làm giàu từ nuôi con đặc sản

Làm giàu từ nuôi con đặc sản

Author Phan Trang, publish date Thursday. April 11th, 2024

Làm giàu từ nuôi con đặc sản

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Phú Lương đã từng bước đưa những giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi. Qua đó góp phần mở thêm một hướng phát triển kinh tế gia đình hiệu quả cho người dân.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ chăn nuôi dúi và cầy, năm 2020, anh Vũ Thanh Bình, ở thị trấn Giang Tiên (Phú Lương) đã tập hợp một số hộ chăn nuôi tại địa phương để thành lập Hợp tác xã chăn nuôi và nhân giống bảo tồn động vật Thái Nguyên.

Anh Bình chia sẻ: Nuôi những con đặc sản không quá phức tạp, bởi chỉ cần sử dụng thức ăn phổ biến như ngô, chuối, đu đủ, bí đỏ, tre, mía.... Do mật độ chăn nuôi thấp nên con đặc sản cũng ít bệnh tật hơn so với vật nuôi thông thường. Trong khi đó, nhờ chất lượng thịt thơm ngon, giàu đạm nên thịt của chúng được xếp vào loại đặc sản và bán được giá cao. Bên cạnh đó, đầu ra cho sản phẩm khá tốt vì nhu cầu của các nhà hàng là rất lớn.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Hiện nay, trung bình mỗi năm, Hợp tác xã chăn nuôi và nhân giống bảo tồn động vật Thái Nguyên xuất bán được 600 con dúi, 300 con cầy và 400 con don. Giá bán thịt thương phẩm đạt từ 700 nghìn đến 2,2 triệu đồng/kg, tùy từng vật nuôi. Cụ thể, giá xuất bán trung bình của 1 con dúi giống là 1 triệu đồng, cầy giống là 10 triệu đồng/con.

Theo anh Bình: Tổng doanh thu hàng năm khi nuôi con đặc sản của Hợp tác xã đạt trung bình trên 4 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí đầu tư, chúng tôi thu được lợi nhuận khoảng 2,5 tỷ đồng.

Còn theo chia sẻ của ông Hoàng Văn Nước, ở xóm Na Dau, xã Phủ Lý, gia đình ông chuyển sang chăn nuôi lợn rừng từ năm 2010, với số lượng 10 con. Đến nay, ông Nước đã mở rộng tổng đàn lên 60 con, trong đó có 10 con lợn nái. Chỉ tính riêng năm 2022, ông xuất bán được trên 70 con lợn giống và 40 con lợn thịt. Theo tính toán, lợi nhuận trung bình thu được từ 1 con lợn rừng giống đạt khoảng 800 nghìn đồng, còn 1 con lợn rừng thịt đạt 2 triệu đồng.

Ông Nước cho hay: So với giống lợn trắng thì chăn nuôi lợn rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ưu điểm đầu tiên là chi phí thức ăn thấp, vì giống lợn này chủ yếu ăn rau, củ, quả và cỏ voi. Thêm nữa, giống vật nuôi này cũng ít bị dịch bệnh, thị trường đầu ra ổn định. Tiềm năng thị trường hiện nay còn lớn nên sắp tới, tôi sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi lợn rừng.

Bên cạnh các mô hình chăn nuôi tự phát, những năm gần đây, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Lương đã tham mưu UBND huyện phân bổ kinh phí để hỗ trợ, khuyến khích người dân chuyển đổi giống vật nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, trong đó có con đặc sản. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, Trung tâm đã hỗ trợ 5 mô hình nuôi đà điểu tại các xã Phú Đô, Vô Tranh, Động Đạt, Phấn Mễ; 1 mô hình nuôi chim trĩ đỏ tại xã Phấn Mễ. Các mô hình được hỗ trợ 50-70% giá giống và cám chăn nuôi. Đến nay, các mô hình này đã bước đầu đạt được kết quả khả quan.

Bà Trần Thị Bình, xóm Phú Thọ, xã Phú Đô, chia sẻ: Được sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Trung tâm, tôi đã dần tiếp cận được nhiều kiến thức về chăn nuôi đà điểu. Sau 8 tháng, 15 con đà điểu đầu tiên của gia đình tôi được xuất bán với giá 100 nghìn đồng/kg. Trung bình 1 con nặng 1-1,3 tạ tôi thu được 10-13 triệu đồng. Với hiệu quả kinh tế từ nuôi đà điểu, năm 2022, gia đình tôi đã chủ động đầu tư thêm con giống. Hiện tại, đàn đà điểu của nhà tôi có trên 20 con. Tôi dự định mở rộng quy mô lên 50 con.

Từ những mô hình nuôi con đặc sản của nông dân Phú Lương cho thấy, đây là hướng đầu tư mới, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế, mà còn góp phần hạn chế việc người dân vào rừng săn bắt trái phép, từ đó bảo tồn các loài động vật hoang dã.

Ông Nguyễn Huy Hà, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Lương, thông tin: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả, thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ nhân rộng các mô hình nuôi con đặc sản. Ngoài ra, Trung tâm sẽ triển khai các giải pháp nhằm quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm; đồng thời tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi con đặc sản cho nhân dân địa phương... 

Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lương, trên địa bàn hiện có 30 cơ sở được cấp phép nuôi động vật hoang dã, với đa dạng các loài như hươu sao, dúi, don, cầy vòi hương, cầy vòi mốc, rắn hổ mang… Tổng số cá thể đạt gần 10.000 con.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Trồng nấm sò cho thu nhập cao Trồng nấm sò cho thu nhập cao Thu tiền tỷ từ nuôi tôm công nghệ cao ven sông Lạch Trường Thu tiền tỷ từ nuôi tôm công nghệ…