Làng nuôi cá bè Đồng Nai: Tết này trắng tay rồi
Đã qua 2 ngày cao điểm song cá của nhiều hộ nuôi ở làng bè Tân Mai trên sông Cái (nhánh sông Đồng Nai) vẫn tiếp tục chết. Ngồi thẫn thờ bên những lồng cá trống trơn, chị Bùi Thị Ngoãn nghẹn ngào: "Trắng tay rồi, Tết này coi như không còn gì".
Người phụ nữ này từ Nam Định vào làng bè Tân Mai nuôi cá gần năm. Tích góp và vay mượn thêm người thân, vợ chồng chị đầu tư cho vựa cá gần một tỷ. "Chỉ còn vài ngày nữa là tôi bán suất cá đầu tiên rồi mà bỗng dưng cá chết sạch...", chị nói.
Chị kể, mấy ngày trước làng bè cũng có cá chết nhưng ít, không đáng kể. Đêm 3/1, nước trong bè đột nhiên đổi màu đen, bốc mùi, cá có dấu hiệu ngộp thở, liên tục ngoi lên mặt đớp khí. Mọi người thức trắng đêm chạy máy sủi bọt và làm nhiều cách để cứu cá nhưng nó cứ từ từ nổi lên.
Đến sáng cả làng bè chỉ còn một màu trắng toát, cá trương bụng nổi lềnh bềnh kín lồng bè. Mọi người phải gom xác cá bỏ vào bao, bán cho những người nuôi cá trê hoặc nuôi heo làm thức ăn với giá 2.000 đồng mỗi kg. Bán không hết, một số người thuê xe tải chở đi đổ hoặc vứt trôi sông.
"Tôi cứ ngồi nhìn mấy lồng cá, đến giờ lại đưa cám thả xuống như thói quen nhưng chẳng thấy con cá nào nổi lên ăn mà ứa nước mắt", chị Ngoãn nói.
Cách lồng bè nhà chị Ngoãn chừng 20 m, 15 tấn cá ước tính chừng 700 triệu đồng của anh Nguyễn Văn Dương cũng "ra đi" trong vòng một đêm. Trong đó, 10 tấn cá chép, diêu hồng, trắm đang chờ bán, còn 5 tấn cá giống nuôi vỗ béo.
10 năm nuôi cá bè ở dòng sông này, anh Dương cho biết đây là lần đầu tiên bị thiệt hại nặng nề như vậy. "Lứa cá nuôi gần 8 tháng, đang chờ ngày bán Tết để chi trả nợ nần tiền thức ăn. Thay bằng bắt cá đi bán như mọi năm, tôi phải xúc cá vào bao tải cho xe chở đi đổ mà không đành", anh Dương nói.
Người dân tiếp tục vớt cá chết. Ảnh: Hoàng Trường |
Phòng kinh tế hạ tầng Biên Hòa phối hợp cùng UBND xã Hiệp Hòa đã xuống làng bè để thống kê thiệt hại, có hướng đề xuất hỗ trợ cho người dân. Bước đầu xác định có 215 hộ dân có cá chết với mức độ khác nhau, tổng giá trị thiệt hại ước tính chục tỷ đồng.
Chiều 6/1, Công an tỉnh Đồng Nai cùng Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) đã khảo sát đoạn sông cá chết hàng loạt, điều tra nguyên nhân. Chi cục Thủy sản Đồng Nai đã lấy mẫu nước để phân tích.
"Theo quan sát của chi cục, trước khi cá chết có biểu hiện lờ đờ, ngoi đầu do hàm lượng ôxy trong nước giảm thấp. Nguyên nhân cụ thể, nguồn gây ô nhiễm từ đâu chúng tôi đang điều tra", cán bộ Chi cục Thủy sản nói.
Cảnh sát điều tra nguyên nhân cá chết bất thường ở làng bé Tân Mai. Ảnh: Hoàng Trường |
Làng cá nuôi Tân Mai với hơn 200 bè nằm kéo dài khoảng một km trên sông Cái. Ngoài việc nuôi cá thịt thương phẩm như trắm, chép, lăng, trê... người dân còn nuôi cá cảnh. Đây cũng là một trong những địa danh du lịch khá nổi tiếng trên sông ở Biên Hòa.
Theo điều tra sơ bộ, nguyên nhân ban đầu gây ra cá chết hàng loạt là do hàm lượng oxy hòa tan giảm đột ngột, thấp hơn tiêu chuẩn trên 2 lần, có thể ảnh hưởng từ chế độ thủy triều thay đổi bất thường, độ đục của nước gây ảnh hưởng quá trình quang hợp tạo ra ôxy hòa tan của quần thể tảo trong nước.
Khuyến cáo: 4 ppm là hàm lượng oxy trong nước cần thiết để duy trì tình trạng hoạt động bình thường, tăng trưởng tốt của cá nuôi cũng như chất lượng nước ổn định (bao gồm tảo) tại mọi thời điểm trong ngày và suốt vụ nuôi. Giải pháp: Sử dụng các thiết bị sục khí ôxy để tăng cường & duy trì oxy hòa tan trong nước như Máy quạt nước, Ống khuếch tán NANO-TUBE®, Máy sục khí O2-TURBINE® AQUATEC.VN |
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao