Mô hình kinh tế LCASP cho miền núi ngóng Quyết định 50

LCASP cho miền núi ngóng Quyết định 50

Publish date Saturday. November 28th, 2015

LCASP cho miền núi ngóng Quyết định 50

Trong điều kiện đặc thù của vùng miền núi, nhất là nguồn lực kinh phí của địa phương có hạn, việc lồng ghép các chương trình, dự án của ngành nông nghiệp với dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) là một hướng đi để đẩy nhanh hiệu quả của dự án này.

Theo ông Lò Thanh Bang, Giám đốc BQL dự án LCASP tỉnh Sơn La, sau gần 2 năm triển khai dự án này, toàn tỉnh đã xây dựng, lắp đặt được nhiều công trình khí sinh học (KSH) cho chăn nuôi.

Tuy nhiên với số lượng hộ chăn nuôi toàn tỉnh là trên 33 nghìn hộ thì vẫn còn khoảng 13 nghìn hộ có nhu cầu cấp thiết xây dựng công trình KSH trong thời gian tới.

Sở dĩ tiềm năng lớn, nhưng số lượng công trình KSH chưa đạt được theo mong muốn, một phần quan trọng do người dân vẫn còn chần chừ, trông chờ vào mức hỗ trợ cao hơn từ Nhà nước.

Cụ thể, theo ông Hà Văn Tởn, Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NN-PTNT Sơn La), hiện Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/QĐ-TTg (ngày 4/9/2014) về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020 (gọi tắt là QĐ 50).

"Trước đây, Sơn La cũng đã từng triển khai nhiều dự án về KSH do một số tổ chức quốc tế hỗ trợ.

Tuy nhiên hạn chế của các dự án này là không yêu cầu công trình KSH phải có bể lọc phụ.

Điều đó khiến nước thải từ hầm biogas xả thẳng ra ngoài nên vẫn còn ô nhiễm nhất định.

Còn đối với dự án LCASP, yêu cầu kỹ thuật là phải đầy đủ 2 bể lọc, nước xả ra môi trường gần như là nước sạch nên dân đánh giá rất cao", ông Thử nói.

Theo quyết định này, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ một lần đến 50% giá trị xây công trình KSH để xử lý chất thải chăn nuôi.

Mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/công trình (điều kiện quy mô chăn nuôi thường xuyên không ít hơn 5 con lợn nái hoặc 10 con lợn thịt hoặc 3 con trâu, bò hoặc 200 con gia cầm sinh sản và tương đương, có nhu cầu xây dựng công trình KSH).

Theo ông Tởn, hiện nay dự án LCASP đã có chính sách hỗ trợ khác nhau dành cho công trình KSH (phổ biến là 3 triệu đồng/công trình quy mô 9 m3).

Tuy nhiên, mức hỗ trợ này còn quá thấp so với tổng suất đầu tư phổ biến tại Sơn La hiện nay (khoảng từ 12 – 15 triệu đồng/công trình).

Vì vậy, nếu QĐ 50 được triển khai, sẽ là cơ hội rất tốt để kết hợp với dự án LCASP nhằm tăng tổng mức hỗ trợ cho người chăn nuôi.

Nếu kết hợp được hai chương trình này, sẽ tạo động lực khuyến khích rất lớn cho người chăn nuôi tiếp cận chương trình KSH, đẩy nhanh số lượng công trình.

Ông Tởn cho biết, Sở NN-PTNT Sơn La đã có tờ trình gửi UBND tỉnh và được tỉnh ủng hộ cao về chủ trương của QĐ 50.

Tuy nhiên, vấn đề vướng nhất khiến quyết định này vẫn chưa được thực hiện ở Sơn La, đó là chưa có hướng dẫn về cơ chế tài chính. Cụ thể theo QĐ 50, các tỉnh không tự chủ được ngân sách như Sơn La thì nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ sẽ do cả Trung ương và địa phương đối ứng.

Tuy nhiên Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về mức đối ứng của địa phương là bao nhiêu, của Trung ương là bao nhiêu nên vẫn tỉnh vẫn đang chờ đợi.

Ông Trần Văn Thử, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thuận Châu cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng giúp dự án LCASP đi vào thực tế nhanh hơn các dự án trước đây là bởi tính ưu việt của nó.


Gừng nhiễm bệnh thối củ Gừng nhiễm bệnh thối củ Bảo Yên phát triển cây ăn quả Bảo Yên phát triển cây ăn quả