Liệu ngành nuôi trồng thủy sản có thể thực sự giảm bớt áp lực đánh bắt thủy sản hay không?
Theo kết quả của một nghiên cứu mới, tuyên bố rằng việc tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản có thể làm giảm bớt áp lực lên nguồn cá tự nhiên đang gây tranh cãi.
Trong số 28 quốc gia chiếm ưu thế về nuôi trồng thủy sản trên thế giới, họ đã tính toán rằng việc khai thác quá mức nguồn cá tự nhiên vẫn có khả năng xảy ra ở một mức độ nào đó ở 18 quốc gia (tức là 64%).
Được công bố trên tạp chí Fish and Fisheries gần đây, các tác giả lưu ý rằng: “Năng lực nuôi trồng thủy sản là để cung cấp nguồn cá và hải sản thay thế cho việc đánh bắt thủy sản đã từng được thúc đẩy như một công cụ để giảm nhu cầu đối với cá tự nhiên và do đó giải quyết tình trạng đánh bắt quá mức. Nhưng cho đến nay, có rất ít bằng chứng cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng của ngành nuôi trồng thủy sản đã thành công giảm bớt nỗ lực đánh bắt đối với các quần thể hoang dã.”
Nghiên cứu được lấy cảm hứng một phần từ khả năng nghiên cứu lý thuyết về “quá trình chuyển đổi màu xanh” do nuôi trồng thủy sản thực hiện. Điều này được mặc nhiên công nhận rằng các quần thể cá tự nhiên có thể phục hồi do tốc độ tăng trưởng của ngành nuôi trồng thủy sản làm thay thế nhu cầu thực phẩm của con người, đặc biệt là khi sản lượng nuôi trồng thủy sản vượt trội hơn sản lượng đánh bắt. Tuy nhiên, như các tác giả quan sát, lý thuyết này vẫn chưa được thử nghiệm một cách có hệ thống khắp các khu vực.
Trong khi ngành nuôi trồng thủy sản có thể thay thế nghề cá ở một mức độ nào đó khi nó phát triển trên toàn cầu, có nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là nhu cầu thủy sản bình quân đầu người ngày càng tăng mà như vậy sẽ nâng cao tầm quan trọng trong việc giảm bớt sự phụ thuộc vào việc khai thác đánh bắt.
Họ giải thích: “Chưa có nỗ lực có hệ thống nào để thấu hiểu liệu sự dịch chuyển nghề cá dựa vào nuôi trồng thủy sản có xảy ra ở các nước mà ngành nuôi trồng thủy sản hiện là hình thức sản xuất chủ đạo hay không."
“Để giải quyết khoảng cách này, chúng tôi tập trung vào các quốc gia nơi mà ở đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đã vượt trội hơn sản lượng đánh bắt (ở đây được gọi là các quốc gia 'nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế'), đây là những nơi có khả năng xảy ra sự chuyển đổi màu xanh nhất và sử dụng các mô hình thống kê để xác định các yếu tố dự báo chính về các bến tàu đánh bắt thủy sản dành cho các nước chiếm ưu thế về nuôi trồng thủy sản,” họ cho biết thêm.
Những tiêu chuẩn gì được coi là một quốc gia chiếm ưu thế về nuôi trồng thủy sản?
Để đánh giá những quốc gia nào đủ tiêu chuẩn là quốc gia ưu thế về nuôi trồng thủy sản, các nhà nghiên cứu đã hướng tới những quốc gia có sản lượng nuôi trồng thủy sản đã vượt quá sản lượng thủy sản đánh bắt vào năm 2017 và nghiên cứu của họ cho thấy có 28 quốc gia trong số này trên toàn cầu. Những nước này bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Bangladesh, Việt Nam, Singapore, Ai Cập, Honduras và Hy Lạp và nghiên cứu bao gồm các cuộc thảo luận chi tiết hơn về trữ lượng cá ở Israel, Áo, Trung Quốc và Ai Cập. Trong số 28 quốc gia chiếm ưu thế về nuôi trồng thủy sản này, họ đã tính toán được rằng việc khai thác quá mức nguồn cá tự nhiên vẫn có khả năng xảy ra ở một mức độ nào đó trong 18 quốc gia (tức là 64%).
“Ở các quốc gia chiếm ưu thế về nuôi trồng thủy sản, những quốc gia mà có sản lượng nuôi trồng thủy sản đã vượt trội hơn sản lượng khai thác thủy sản, chúng tôi minh họa rằng nuôi trồng thủy sản có thể có tác động dịch chuyển cận biên đối với sản lượng thủy sản hoang dã mà không hiễn nhiên ở cấp độ toàn cầu. Điều này cho thấy rằng khi quy mô sản xuất thủy sản đủ lớn thì nó có thể có tác động đối kháng hoặc cạnh tranh đối với nghề cá liên quan đến việc cung cấp hải sản và/ hoặc sinh kế,” họ phản ánh.
Tuy nhiên, họ tranh cãi rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng hơn đang hình thành nhu cầu đối với các loài khác nhau được coi là hải sản.
“Trong khi đó nghề nuôi trồng thủy sản có thể thay thế nghề cá ở một mức độ nào đó khi nó phát triển trên toàn cầu, có nhiều yếu tố, đặc biệt là nhu cầu thủy sản trên đầu người ngày càng tăng, điều này sẽ nâng cao tầm quan trọng trong việc giảm bớt sự phụ thuộc vào khai thác thủy sản,” họ giải thích.
Mặc dù thành công của nuôi trồng thủy sản trong việc cung cấp công ăn việc làm và thực phẩm ở một số quốc gia nhưng nó không nhất thiết có tác động tích cực đến nguồn cá.
“Lý thuyết chuyển đổi gợi ý rằng sự xáo trộn (dưới dạng một cú sốc cụ thể hoặc bất ổn kinh niên hơn) đối với các chế độ ngành công nghiệp hiện có có thể tạo cơ hội cho những đổi mới thích hợp đột phá vào các thị trường chính thống. Điều này có thể áp dụng cho nhiều quốc gia nơi mà ở đó việc đánh bắt quá mức hoặc gia tăng sự biến động trong hệ sinh thái thủy sinh có thể dẫn đến sự đình trệ hoặc suy giảm đối với khai thác hoang dã và thúc đẩy mối quan tâm lớn hơn trong việc ổn định nguồn cung thông qua nuôi trồng, một câu chuyện tương tự như quá trình chuyển đổi trong ngành thủy sản Hy Lạp," họ lưu ý.
Kết quả của những ví dụ như vậy, họ kết luận rằng có rất ít bằng chứng cho thấy (tại nơi nó đã diễn ra) sự dịch chuyển của nghề cá ở các nước chiếm ưu thế về nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến sự phục hồi của các quần thể hoang dã và do đó là một sự chuyển đổi màu xanh thực sự.
Trừ khi được kết hợp với chính sách tiêu thụ thực phẩm hiệu quả, các sản phẩm thủy sản thay thế có thể chỉ đơn giản là bổ sung hơn là thay thế các tác động môi trường do quá trình sản xuất thực phẩm của con người gây ra
“Đối với phần lớn các quốc gia chiếm ưu thế về nuôi trồng thủy sản, việc khai thác quá mức trong môi trường biển hoặc môi trường nước ngọt vẫn là một vấn đề và nó có thể đã góp phần vào quỹ đạo sản xuất thủy sản hiện nay, dù đang tăng hay đang giảm. Do đó, thật khó để đánh đồng khái niệm dịch chuyển với lợi ích của việc bảo tồn,” họ lập luận.
Tương tự, họ cũng cảnh báo rằng việc khai thác thủy sản quá mức (ngay cả ở hầu hết các quốc gia có ngành nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế) “tiếp tục lan rộng và bất kỳ tác động dịch chuyển nhỏ nhất nào từ nuôi trồng thủy sản khó có thể bù đắp được các tác động môi trường do ngành đang phát triển gây ra”.
Một cảnh báo dành cho hải sản thay thế?
Điều thú vị là các nhà nghiên cứu bày tỏ mối lo ngại rằng sự gia tăng của ngành thủy sản thay thế cũng có thể có một tác động hạn chế đến trữ lượng cá.
“Mặc dù không có sản phẩm [thủy sản thay thế] nào hiện được sản xuất ở bất kỳ nơi nào gần với quy mô của các lựa chọn thay thế hiện có nhưng các ví dụ mà chúng tôi và những người khác nêu bật từ nuôi trồng thủy sản đưa ra một câu chuyện cảnh báo về những rủi ro từ các biện pháp can thiệp dựa trên sự thay thế của người tiêu dùng,” họ lưu ý.
Do đó, họ cho rằng các nhà hoạch định chính sách phải giúp đảm bảo các ngành lương thực mới phát triển một cách bền vững.
“Sự gia tăng của ngành nuôi trồng thủy sản như một hình thức sản xuất thay thế có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị cho các ngành đang phát triển phát triển các loại thực phẩm mới bền vững. Họ kết luận trừ khi được kết hợp với chính sách tiêu thụ thực phẩm hiệu quả nếu không những sản phẩm như vậy có thể bổ sung thay vì thay thế các tác động môi trường do quá trình sản xuất thực phẩm của con người gây ra.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao