Mô hình kinh tế Loay hoay gạo Việt

Loay hoay gạo Việt

Publish date Saturday. October 3rd, 2015

Loay hoay gạo Việt

Điều này khá bất ngờ, do ai cũng nghĩ rằng Campuchia chỉ đủ sức trồng lúa để ăn. Thế nhưng, “âm thầm” trong 3-4 năm tham gia xuất khẩu gạo, nước này đã có hệ thống khách hàng ở 34 quốc gia từ Á sang Âu.

Tương tự, Myanmar cũng có những bước đi vững chắc, có chiến lược và nhanh chóng thâm nhập các thị trường khó tính.

Những nước này đang trở thành đối thủ rất đáng gờm đối với Việt Nam, ít nhất là ở phân khúc thị trường gạo ngon.

Trong khi đó, nước ta từ năm 1989 bắt đầu xuất khẩu gạo (1,370 triệu tấn), đến năm 2012 ta xuất đạt đỉnh cao nhất là 7,736 triệu tấn, đời sống một bộ phận lớn nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn dần sáng lên và được nhiều nước và tổ chức quốc tế khen ngợi, học tập theo.

Thắng lợi này lại một lần nữa làm cho chúng ta “ngủ trên tiềm năng” và hát hoài “bài ca cây lúa” một cách hồn nhiên!  “Từ đỉnh cao những năm 2000, các chỉ tiêu xuất khẩu nông - thủy sản đều tụt dần.

Lý do là hơn 25 năm xuất khẩu gạo chúng ta say sưa “cạnh tranh” với “gạo cho người nghèo - nước nghèo” để rồi nay Campuchia đã qua mặt chúng ta về gạo thương hiệu.

Việt Nam giờ không có gạo thương hiệu và gạo cho người nghèo cũng đang ế vì không ai chịu nghèo mãi để ăn gạo nghèo của ta!”, ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cảm thán!

Lý giải về nguyên nhân gạo Việt Nam không có thương hiệu, các chuyên gia cho rằng, suốt một thời gian dài, chúng ta bán gạo trung cấp, theo hợp đồng tập trung, với gạo trắng tỷ lệ tấm 5%, 15%, 25%, giá cả khá cạnh tranh so với gạo của Thái Lan, Ấn Độ và cứ thế mà bán

. Các công ty lương thực quốc gia đi mua lúa gạo trôi nổi thông qua thương lái ở ngoài, không biết rõ nguồn gốc rồi trộn nhiều giống với nhau nên chất lượng gạo kém.

Họ cạnh tranh trên thế giới bằng giá thấp để có được hợp đồng cung cấp gạo. Nhưng nay thì tình thế đã khác, giá cả cũng xấp xỉ nhau nên đối tác có thể không chọn gạo Việt Nam.

Do đó, gạo Việt nam xuất khẩu ngày càng khó. Một nguyên nhân nữa là giống lúa. Gạo thơm Thái Lan có lịch sử trên 100 năm với giống lúa được chọn lọc kỹ lưỡng, trong khi chúng ta có tới hàng trăm giống, nhưng thường chỉ sản xuất được trong một thời gian ngắn là bị thoái hóa.

Đây chính là cái dở nhất trong cách làm gạo của Việt Nam: doanh nghiệp không cố gắng, không nỗ lực có vùng nguyên liệu để có gạo chất lượng cao, an toàn cạnh tranh với gạo quốc tế để tham gia xây dựng thương hiệu gạo Việt.

Để khẳng định giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo, cũng như để các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, người tiêu dùng trong và ngoài nước nhận biết các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở củng cố, phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt trên thị trường thế giới.

tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đề án, việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phải gắn với chuỗi giá trị, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Thương hiệu gạo Việt Nam là sự định vị, tạo dựng hình ảnh của Việt Nam, duy trì lòng tin người tiêu dùng bằng uy tín của doanh nghiệp, sản phẩm và sự đảm bảo của Nhà nước.

Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, phải tổ chức sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm gạo trắng, gạo thơm và đặc sản đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam và tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đây là việc làm cần thiết, nhằm tái cấu trúc ngành lúa gạo về sản phẩm, thị trường, bảo đảm sự phát triển bền vững, hiệu quả.

Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam không chỉ là việc đăng ký nhãn hiệu hay thương hiệu, mà là một quá trình liên tục duy trì và phát triển những giá trị vật chất, phi vật chất gắn liền hạt gạo.

Vì vậy, rất cần sự vào cuộc và phối hợp của nhiều bộ ngành, địa phương liên quan, các giải pháp phải đồng bộ, từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu để xây dựng và phát triển hình ảnh, tăng cường sự nhận biết về mặt hàng gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần tăng giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, thúc đẩy tái cơ cấu ngành lúa, gạo theo hướng hiệu quả, bền vững.


Môi trường chính sách như vậy, đầu tư nông nghiệp thành công là dũng cảm lắm Môi trường chính sách như vậy, đầu tư… Nỗi lo tụt hậu so với Lào, Campuchia Nỗi lo tụt hậu so với Lào, Campuchia