Tôm thẻ chân trắng Lợi ích sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Lợi ích sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Publish date Saturday. September 26th, 2015

Lợi ích sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Nhưng gần đây việc sử dụng chúng để điều trị bệnh cho các đối tượng nuôi thường không đạt hiệu quả cao, do một trong số các nguyên nhân sau:

Lạm dụng trong điều trị hoặc sử dụng nhiều lần với liều lượng thấp gây ra lờn thuốc đối với vi khuẩn gây bệnh, hoặc do sử dụng không đúng cách hình thành một số gen kháng thuốc tồn tại trong vi khuẩn gây bệnh.

Gần đây, xuất hiện một số mô hình nuôi tôm sạch sử dụng chế phẩm sinh học thay thế hóa chất, kháng sinh đem lại hiệu quả cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

Tuy nhiên, chế phẩm sinh học không có tác dụng trong điều trị bệnh nhưng giúp cải thiện chất lượng nguồn nước ao nuôi, trộn vào thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa cho động vật  thủy sản.

Chế phẩm sinh học (men vi sinh) là các nhóm vi sinh vật ( là những loài vi khuẩn sống có lợi) như nhóm: Bacillus spp, Lactobacillus spp, Nitrosomonas spp, Nitrobacter spp, hoặc trong thành phần có chứa các enzyme (men vi sinh) như: Protease, Lipase, Amylase.

Một số nhà sản xuất còn phối trộn vi khuẩn có lợi và men vi sinh hoặc bổ sung thêm một số vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản. Khi đưa chế phẩm sinh học vào môi trường nước ao nuôi, chúng ta cần phải kích hoạt và làm tăng sinh khối các vi khuẩn có lợi để chúng hoạt động và tăng mật độ. 

Sự tăng sinh sẽ tạo ra một số lượng lớn vi khuẩn hoạt động trong môi trường ao nuôi và đem đến một số lợi ích như:

- Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thu xác tảo chết và làm giảm lớp bùn ở đáy ao. - Giảm các độc tố trong môi trường nước do các chất khí:

NH3, H2S…phát sinh, do đó giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm cá phát triển tốt.

-  Năng cao khả năng miễn dịch của động vật thủy sản.

- Ức chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn có hại do quá trình tăng sinh làm cho số lượng vi khuẩn có lợi tăng lên lấn át và kìm hảm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, do đó hạn chế mầm bệnh phát triển.

Cần bổ xung chế phẩm sinh học định kỳ vào ao nuôi nhằm đảm bảo vi khuẩn có lợi tồn tại trong ao với số lượng lớn và để phòng bệnh cho động vật thủy sản.

- Ổn định pH của nước, ổn định màu nước do chế phẩm sinh học hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước hạn chế tảo phát triển nhiều, giảm chi phí xử lý nước trong quá trình nuôi, tăng oxy hòa tan trong nước giúp động vật thủy sản khỏe mạnh và phát triển.

Khi trộn chế phẩm sinh học(men vi sinh, men tiêu hóa) vào thức ăn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thu tốt thức ăn, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn), thúc đẩy tăng trưởng.

Tags: nuoi tom, nuoi trong thuy san, thuy san, ao nuoi tom, quan li trong nuoi tom, men vi sinh, che pham sinh hoc


Related news

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng… Độc tính nitrit bị tác động bởi tính nhạy cảm của loài và các điều kiện môi trường Độc tính nitrit bị tác động bởi tính…