Mô hình kinh tế Lợi nhuận cao từ nuôi rươi thương phẩm

Lợi nhuận cao từ nuôi rươi thương phẩm

Publish date Monday. November 23rd, 2015

Lợi nhuận cao từ nuôi rươi thương phẩm

Đặc điểm sinh học

Cơ thể rươi biển Tylorhynehus heterocheatus kéo dài, gồm 55 - 65 đốt, chiều dài cơ thể 45 - 65 mm.

Nơi có đường kính lớn nhất là phần trước và phần giữa 2 - 3 cm.

Phần sau cơ thể hẹp dần về phía đuôi.

Mặt lưng gồ cao và có màu hồng thẫm hơn.

Đầu rươi gồm 2 phần thùy trước miệng và phần quanh miệng.

Thùy trước miệng nhỏ dẹp, mặt trên có hai anten ngắn, hai bên có đôi xúc biện phân đốt rõ.

Mặt lưng của phần trước miệng có 2 đôi mắt màu đen.

Phần quanh miệng ngắn mang hai đôi chi bên ở hai bên.

Phần trước hầu lộn ra ngoài, đưa hàm kitin hình móc, có răng ở phía trong ra ngoài để nghiền hay gặm thức ăn.

Thân rươi có dạng trụ tròn không đều.

Đến thời kỳ sinh sản cơ thể rươi có nhiều thay đổi.

Cơ thể rươi được chia thành 2 phần khác biệt, nhất là phần sau chứa các sản phẩm sinh sản.

Đồng thời, các chi ở phần sau to ra, các túm tơ lưng và bụng rất phát triển.

Thùy đuôi là các đốt cuối cùng của thân rươi, dạng hình nón, không có chi bên nhưng có hai chi phụ hậu môn dài.

Phía trước đốt cuối cùng là vùng sinh trưởng, nơi sẽ hình thành các đốt mới của cơ thể rươi.

Phần cuối của đốt cuối cùng có lỗ hậu môn.

Ngoài tự nhiên, rươi vận động gần bề mặt đáy.

Thức ăn của rươi là mùn bã hữu cơ, xác động vật và sinh vật phù du trôi nổi trong nước.

Rươi có cá thể phân tính đực cái, nhưng rất khó phân biệt nếu không dùng kính hiển vi có độ phóng đại cao.

Nhiều nghiên cứu về rươi

Năm 2009, lần đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm sinh sinh sản của rươi được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thực hiện trong đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của rươi ở miền Bắc Việt Nam".

Đề tài đã nghiên cứu về thành phần thức ăn và hình thức sinh sản của rươi chủ yếu từ mùn bã hữu cơ và các loài tảo.

Hình thức sinh sản của rươi là hình thức sinh sản hữu tính.

Nghiên cứu cũng tiến hành thành công thí nghiệm sinh sản nhân tạo rươi và sản xuất được 5 vạn ấu trùng giai đoạn 3 tia cứng.

Sau 6 ngày ấu trùng đạt 4 tia cứng, sau 8 ngày đạt 5 tia cứng và đạt 16 tia sau 35 ngày tuổi.

Tuy nhiên, tỷ lệ sống của ấu trùng sau 35 ngày tuổi rất thấp, chiếm 0,1% và sau 38 ngày tất cả các ấu trùng đã bị chết.

Nguyên nhân do nhiệt độ nước và diện tích ương chưa phù hợp.

Đến năm 2013, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, tiếp tục thực hiện đề tài: "Xây dụng quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo giống rươi".

Đến nay, đề tài thu được những kết quả khả quan, dự tính tỷ lệ thành thục trên 70%, tỷ lệ sống đến cỡ giống > 1,5 cm trên 5%.

Tiềm năng phát triển nuôi rươi thương phẩm

Là một loài nuôi ít rủi ro, đầu tư thấp, rươi được coi là đối tượng nuôi quảng canh trong ao đầm hoặc ruộng lúa của nông dân Hải Phòng, Quảng Ninh… Với nguồn giống chủ yếu được khai thác từ tự nhiên vào các kỳ con nước thủy triều tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10.

Thức ăn nuôi rươi là mùn bã hữu cơ và tảo được lấy vào theo con nước.

Hơn nữa, trong suốt quá trình nuôi không cần sử dụng thuốc, hóa chất để phòng và trị bệnh nên không tốn chi phí.

Quy trình nuôi rươi đơn giản, ít rủi ro, không cần nhiều vốn nhưng có thể hiệu quả khá cao; áp dụng kỹ thuật nuôi quảng canh có thể đạt năng suất 600 - 1,5 tấn/ha, với giá bán 300.000 - 400.000 đồng/kg, lợi nhuận có thể 150 - 250 triệu đồng/năm.


Bỏ trồng lúa để nuôi cá, trồng cỏ voi Bỏ trồng lúa để nuôi cá, trồng cỏ… Dừa tràn ngập Cà Mau, giá bán giảm mạnh Dừa tràn ngập Cà Mau, giá bán giảm…