Tin thủy sản Lorica: Giải pháp mới bảo vệ sức khỏe đàn tôm nuôi

Lorica: Giải pháp mới bảo vệ sức khỏe đàn tôm nuôi

Author Vũ Văn Phú - Product Manager - Skretting Vietnam, publish date Friday. September 8th, 2017

Lorica: Giải pháp mới bảo vệ sức khỏe đàn tôm nuôi

Tập đoàn Skretting vừa đưa ra thị trường thế hệ thức ăn mới có chứa các thành phần nguyên liệu hỗ trợ chức năng và bảo vệ sức khỏe cho tôm tên là Lorica. Đây là thành quả nhiều năm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Skretting (ARC) tại Na Uy.

Sử dụng thức ăn Lorica giúp tôm tăng trưởng nhanh hơn   Ảnh: Võ Trường Thống

Lorica chứa đựng một phức hợp bao gồm nhiều thành phần nguyên liệu hỗ trợ cấu trúc và chức năng của hệ thống gan tụy, đường ruột, hệ thống miễn dịch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong cơ thể tôm. Hỗn hợp thành phần các nguyên liệu này được bổ sung vào thức ăn. Trong quá trình vận hành các cơ quan chức năng cơ thể, các thành phần nguyên liệu cùng tương tác với nhau hỗ trợ bảo vệ tôm chống lại mầm bệnh và các tác động của các yếu tố môi trường bất lợi.

Nghiên cứu trên vi khuẩn Vibrio thấy rằng, khi chúng đạt tới một ngưỡng nồng độ nào đó trong cơ thể, sẽ bắt đầu tương tác và cùng nhau tiết ra độc tố đủ lớn để gây chết tôm (Defoirdt et al., 2006). Các thành phần nguyên liệu Lorica ức chế sự phát triển của Vibrio, phá vỡ sự liên kết tương tác của chúng. Bên cạnh đó, thành phần Lorica cũng giúp làm giảm tác động của độc tố lên tôm.

Nghiên cứu ảnh hưởng của pH tới sự phát triển của vi khuẩn Vibrio cũng cho thấy, pH thấp có thể gây ức chế sự phát triển của chúng (Oliver, J.D. and Kaper, J.B. 1997. Yishu Hou, et al, 2014). Các thành phần nguyên liệu của Lorica giúp làm giảm và duy trì pH đường ruột thấp, nhằm ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn Vibrio trong hệ thống tiêu hóa.

Tại Trường Đại học Valencia, kết quả nghiên cứu In-Vitro đối vơi thử nghiệm MIC screening (nồng độ tối thiểu gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn) cho thấy một nồng độ rất thấp các thành phần nguyên liệu Lorica có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio. Bên cạnh đó, hỗn hợp tất cả các thành phần nguyên liệu trong Lorica có tác dụng ức chế tốt hơn nhiều lần so với từng thành phần nguyên liệu riêng lẻ.

Lorica cũng được nghiên cứu nhiều thử nghiệm trên tôm được cảm nhiễm EMS, sau đó cho ăn thức ăn chứa thành phần nguyên liệu Lorica và theo dõi từ 7 - 15 ngày. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của tôm được ăn thức ăn Lorica cũng cao hơn so với các lô đối chứng.

Lorica cũng được thử nghiệm trên thực tế ao nuôi tại Việt Nam năm 2016 trên 7 tỉnh, thành. Việc thử nghiệm được thực hiện trong nhiều điều kiện khác nhau, mô hình nuôi khác nhau và tại nhiều mật độ nuôi khác nhau. Kết quả ghi nhận thấy sự tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn FCR được cải thiện rõ ràng khi sử dụng thức ăn Lorica so với thức ăn đối chứng. Có thể thấy sự khác biệt này là nhờ tác dụng hỗ trợ của thành phần Lorica lên sức khỏe của tôm đối với mầm bệnh và những bất lợi của môi trường. Tôm tăng trưởng nhanh hơn và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn là do tôm khỏe hơn, các cơ quan trong cơ thể vận hành tốt hơn, chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất và đầy đủ tác dụng hỗ trợ sức khỏe cho tôm khi dùng sản phẩm Lorica, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản của Skretting (ARC) khuyến nghị cách sử dụng thức ăn Lorica như sau:

Khuyến nghị sử dụng sản phẩm Lorica

- Lorica phải được sử dụng ít nhất 4 bữa/ngày.

- Sử dụng Lorica ít nhất 7 đến 10 ngày trước thời điểm nguy hiểm hoặc tôm có nguy cơ bị stress (đánh bắt, vận chuyển, san đàn, thời tiết bất lợi, áp lực môi trường xấu, dịch bệnh tại khu vực xung quanh…). Tiếp tục sử dụng Lorica trong suốt giai đoạn nguy hiểm và tiếp sau giai đoạn nguy hiểm ít nhất 7 - 10 ngày tiếp theo.

- Lorica sử dụng cho toàn bộ chu kỳ nuôi sẽ giúp tăng cường bảo vệ sức khỏe cho tôm cả vụ nuôi, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Đặc biệt hữu hiệu cho điều kiện nuôi mật độ cao, nơi có nhiều yếu tố gây stress cho tôm

Một số thông tin lưu ý về cách sử dụng sản phẩm:

- Lorica là giải pháp giúp phòng ngừa và nâng cao sức khỏe, sức đề kháng chứ không phải giải pháp trị bệnh;

- Để hỗ trợ phòng ngừa EMS, Lorica nên được sử dụng ít nhất trong một tháng nuôi đầu tiên;

- Sử dụng Lorica không có nghĩa là không xảy ra bệnh, cần phải đồng bộ cùng các giải pháp quản lý nuôi tốt khác như đảm bảo các yếu tố môi trường, nguồn lây bệnh… giúp làm giảm áp lực lên hệ thống miễn dịch của tôm.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh chỉ xảy ra khi mầm bệnh nhiễm vào cá thể này và lây lan sang cá thể khác trong quần đàn. Việc bảo vệ mỗi cá thể trước sự tấn công của mầm bệnh và các yếu tố bất lợi từ môi trường cũng chính là “Bảo vệ đàn tôm”. Lorica chính là chiếc áo giáp giúp tôm phòng vệ hiệu quả trong tất cả thời điểm bất lợi nhất trong vòng đời.


Phát triển mô hình lúa - cá theo hướng thâm canh, bán thâm canh Phát triển mô hình lúa - cá theo… Ecuador xây dựng luật khai thác và nuôi trồng mới khi giá cá ngừ tăng Ecuador xây dựng luật khai thác và nuôi…