Thanh long Lựa chọn giống và phân bón để tăng năng suất chất lượng quả thanh long

Lựa chọn giống và phân bón để tăng năng suất chất lượng quả thanh long

Author Thái Hà (Tổng hợp), publish date Wednesday. December 6th, 2017

Lựa chọn giống và phân bón để tăng năng suất chất lượng quả thanh long

Để mang lại năng suất cao, chất lượng tốt khi trồng thanh long, người nông dân cần lưu ý lựa chọn kỹ càng loại phân bón và giống cây tùy theo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

Phân bón NPK giúp thanh long có năng suất cao và ổn định

Lựa chọn phân bón tăng năng suất thanh long

Thanh long trồng được trên đất xám, đất phù sa, đất đỏ và đất phèn nhưng phải thoát nước tốt. Độ pH thích hợp nhất cho cây sinh trưởng phát triển từ 5,5 - 6,5. Thời vụ trồng vào cuối mùa mưa (tháng 10, tháng 11) cũng có thể trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4, tháng 5) mật độ trồng từ 700-1.100 trụ/ha tùy theo điều kiện thổ nhưỡng. 

Các kết quả nghiên cứu cho thấy: Cần phải bón NPK cho thanh long theo các thời kỳ khác nhau để đạt năng suất chất lượng tốt nhất. Giai đoạn nuôi cành tạo tán bón loại NPK có tỷ lệ đạm cao, lân vừa phải, kali thấp đến khi cây phân hóa mầm hoa thì bón loại NPK có hàm lượng đạm trung bình, lân cao và kali trung bình. Khi thanh long bước sang giai đoạn nuôi trái thì bón loại phân NPK có tỷ lệ đạm và kali cao, tỷ lệ lân thấp, theo thông tin từ báo Dân Việt. 

Các chất dinh dưỡng trung vi lượng đặc biệt cần thiết để thúc đẩy năng suất, phẩm chất trái tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận như: Canxi (CaO) giúp cho cải thiện điều chỉnh độ pH, tăng sức kháng bệnh ở rễ cây đồng thời là yếu tố dinh dưỡng giúp cho cây tổng hợp chuyển hóa dinh dưỡng về quả. Chất magiê (MgO) là chất thiết yếu giúp cho thanh long tạo diệp lục bón đầy đủ magiê làm tăng khả năng chống hạn, tăng sức đề kháng cho cây chống bệnh nám mặt lá. Chất silic (SiO2) giúp cho cây tăng khả năng ôxi hóa, chống sâu bệnh, chống rệp, chống bệnh thối lá…

Chọn giống thanh long cho chất lượng cao

Anh Nguyễn Thành Nhân tham gia mô hình trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ) tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội, tâm sự: "Tuy TLRĐ quả nhỏ hơn thanh long ruột trắng nhưng có chất lượng tốt, vị ngọt đậm, ngon hơn thanh long ruột trắng nên được nhiều người ưa dùng. Trồng TLRĐ không lo lắng về đầu ra vì sản lượng TLRĐ chỉ đủ đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng tại địa phương và một số vùng lân cận".

Thanh long ruột đỏ là giống cây cho chất lượng vượt trội

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng và chăm sóc TLRĐ, bà Trần Thị Minh - Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất rau an toàn và thương mại Nam Hồng cho biết, cả 23 hộ xã viên của HTX đều tham gia mô hình trồng thanh long với diện tích 1,3ha, trong đó 1ha TLRĐ và 0,3ha thanh long ruột trắng. TLRĐ là một trong những loại cây dễ trồng nên trong quá trình chăm sóc, người trồng phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán, chỉ mất khoảng một năm rưỡi là cho thu hoạch. Tuy chi phí ban đầu nhiều hơn so với các loại cây trồng khác nhưng cho khai thác nhiều năm (từ 7 - 10 năm), lại không tốn nhiều công chăm sóc.

Sau 3 năm trồng khảo nghiệm, giống TLRĐ sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện khí hậu miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng; ra hoa nhiều đợt trong năm từ tháng 4 đến tháng 10, nên có thể rải vụ thu hoạch và cho thu nhập cao. Năm 2013, năng suất giống TLRĐ đạt từ 6,5 - 9kg/trụ; đạt 10,3 tấn/ha, với giá bán trung bình từ 25 - 40.000 đồng/kg, trừ chi phí cho thu lãi 51 triệu đồng/ha, theo tin tức từ báo Kinh tế Đô thị.


Kỹ thuật phòng trị bệnh thối rễ, khô cành giúp năng suất thanh long cao Kỹ thuật phòng trị bệnh thối rễ, khô… Trồng thanh long kiểng chưng Tết mang tài lộc, thịnh vượng đầy nhà ngày Xuân Trồng thanh long kiểng chưng Tết mang tài…