Lúa Dibar 10373 năng suất cao
Diễn biến thời tiết trong vụ sản xuất hè thu (HT) tương đối phức tạp, thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, nhưng giống lúa Dibar 10377 chỉ bị nhiễm nhẹ, sinh trưởng, phát triển tốt...
Điều kiện thời tiết trong vụ HT 2019 gặp nhiều bất lợi nhưng lúa Dibar 10373 vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
Vụ HT 2019, Cty CP Tập đoàn Điện Bàn phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp các huyện Hiệp Đức, Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) thực hiện mô hình trình diễn giống lúa Dibar 10373 trên các đồng ruộng của địa phương. Mô hình nhằm mục đích kiểm tra độ thích ứng, đánh giá tiềm năng năng suất của giống với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng.
Dibar 10373 là giống lúa mới được Viện Lúa ĐBSCL chuyển giao cho Cty CP Tập đoàn Điện Bàn để khảo nghiệm và phát triển trên cả nước. Đây là giống lúa thuần có nguồn gốc từ tổ hợp lai giống lúa đặc sản của Thái Lan, được lai tạo đặc biệt cho vùng sinh thái của Việt Nam thích nghi với biến đổi khí hậu. Đã được công nhận cho sản xuất thử vào năm 2017 ở vùng ĐBSCL. Hiện đang tiến hành khảo nghiệm để công nhận chính thức cho khu vực này.
Tại huyện Hiệp Đức, mô hình trình diễn lúa Dibar 10373 được thực hiện trên diện tích 2.500 m2 của 4 đám ruộng liền kề thuộc cánh đồng Cây Bàng (thôn Phú Cốc Tây, xã Quế Thọ).
Qua khảo sát kết quả của Trung tâm Nông nghiệp huyện Hiệp Đức, vụ HT năm nay do diễn biến phức tạp của thời tiết, nhiều chân ruộng bị sâu bệnh gây hại nặng nhưng trên ruộng sản xuất trình diễn các đối tượng như bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn… chỉ phát sinh rải rác.
Bên cạnh đó, trong quá trình canh tác tại địa phương đã gặp phải một số khó khăn, bất lợi như nước thủy lợi điều tiết về quá trễ, thiếu hụt vào đầu vụ sản xuất làm cho các hộ rất cập rập trong việc làm đất và các khâu vệ sinh đồng ruộng; trong thời kỳ sinh trưởng ruộng lúa bị ảnh hưởng nắng nóng và gió Tây Nam kéo dài nhất là trong giai đoạn trổ bông.
Đến giai đoạn lúa chín sáp trở đi gặp nhiều đợt gió thổi mạnh kết hợp mưa dông và lốc lớn làm cho một phần diện tích ruộng bị đổ ngã, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất. Mặc dù vậy, nhìn chung thì lúa Dibar 10373 đã phát huy được những ưu điểm và phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, trổ bông tập trung và trổ gọn trong thời gian ngắn (5 – 7 ngày), ước tính năng suất lúa đạt 7,15 tấn/ha.
Cũng như ở huyện Hiệp Đức, mô hình trình diễn lúa Dibar 10373 được thực hiện trên diện tích 2.500m2 tại thôn Quảng Đại (xã Đại Cường, huyện Đại Lộc) đã mang lại những kết quả tốt.
Đánh giá thêm về những ưu điểm nổi trội của giống Dibar 10373, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đại Lộc cho rằng, đây là giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng trong vụ HT từ 90 – 95 ngày, phù hợp với cơ cấu giống của vùng; khả năng thích nghi với nhiều chân đất, năng suất đạt từ 60 – 70 tạ/ha, chất lượng gạo thơm, cơm mềm có vị đậm…
Trước những hiệu quả nhìn thấy được ở các mô hình trình diễn trong vụ sản xuất vừa qua, ông Phan Nghị, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Hiệp Đức đề nghị trong vụ ĐX 2019 – 2020, phía Cty CP Tập đoàn Điện Bàn tiếp tục cho sản xuất trình diễn trên quy mô lớn hơn và tổ chức hội thảo đầu bờ để tuyên truyền nhân rộng mô hình, tăng thêm hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao