Luân trùng trong sản xuất giống thủy sản
Thức ăn quan trọng
Luân trùng là những động vật có kích thước nhỏ (µm) phù hợp với kích thước miệng cá, tôm giống, với nhiều hình dạng khác nhau, đặc biệt có giá trị dinh dưỡng cao (giàu acid béo và HUFA). Luân trùng có vòng đời ngắn, dao động trong khoảng vài ngày đến vài tuần tùy theo loài, quần thể có thể nhân lên nhiều lần trong thời gian ngắn, vì vậy thích hợp cho việc nuôi sinh khối. Tùy thuộc vào đối tượng sản xuất giống mà có thể sử dụng các loài luân trùng khác nhau thích hợp với đối tượng sản xuất giống.
Các loài luân trùng nước ngọt như: Branchionus angularis, Branchionus rubens, Branchionus falcatus…; luân trùng nước lợ, mặn như Branchionus plicatilis… Trong đó, luân trùng nước ngọt B. angularis là loài có kích thước rất nhỏ, nhất là dòng Việt Nam tìm thấy ở ĐBSCL với chiều dài dưới 100 µm là đối tượng được nghiên cứu làm thức ăn ban đầu cho một số loài cá nước ngọt có giai đoạn cá bột với kích cỡ miệng rất nhỏ như cá bống tượng, cá tra… mang hiệu quả cao.
Bên cạnh luân trùng thì trứng nước (giống Moina) cũng là loại thức ăn tự nhiên quan trọng của cá ở giai đoạn sau khi nở.
Nuôi luân trùng làm thức ăn
Luân trùng có thể được nuôi theo hệ thống nuôi mẻ hoặc nuôi bán liên tục. Trong hệ thống nuôi mẻ, luân trùng được thu hoạch toàn bộ sau khi mật độ đạt cực đại. Đối với hệ thống nuôi bán liên tục, luân trùng được thu mỗi ngày với tỉ lệ thích hợp nhất là 25% khi mật độ đạt trên 2.000 cá thể/ml. Hệ thống có thể được duy trì trong thời gian nhiều tuần. Tùy theo số lượng luân trùng cần cung cấp cho cá bột mà người nuôi có thể sử dụng hệ thống bể quy mô lớn hay nhỏ hoặc có thể nuôi trong ao, ruộng.
Giá trị dinh dưỡng của luân trùng phụ thuộc vào thức ăn mà luân trùng sử dụng như vi tảo biển, men bánh mì… Bên cạnh đó nhiệt độ, độ mặn và một số yếu tố vô sinh khác cũng ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển và chất lượng của luân trùng. Việc sử dụng luân trùng làm thức ăn cho con giống từ giai đoạn hết noãn hoàng sẽ nâng cao đáng kể tỷ lệ sống và sức khỏe của cá hương, cá giống, tôm giống…
Để làm tăng giá trị dinh dưỡng trong luân trùng, người nuôi thường sử dụng phương pháp giàu hóa (cường hóa) luân trùng bằng một số sản phẩm giàu hóa thương mại hoặc các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như tảo, dung dịch giàu HUFA như dầu cá, dầu gan mực hoặc vitamin.
Tags: san xuat giong thuy san, nuoi trong thuy san, thuy san
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao