Mô hình nuôi rắn mối đầu tiên ở huyện Tân Phú Đông
Vài tháng trước, anh Huỳnh Xuân Nhớ, sinh năm 1989, ngụ thị xã Gò Công trong lần dự tiệc, được thưởng thức thử món rắn mối rang muối ớt, anh Nhớ không thể nào quên hương vị tuyệt vời từ món ăn này, nên đã cất công tìm hiểu, đầu tư 10 triệu đồng mua 1.000 con rắn mối giống bố mẹ để gầy giống tại nhà cha mẹ vợ là ông Võ Minh Tâm, ngụ ấp Lý Quàn 2, xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Đặc biệt, người nuôi phải xây dựng sân phơi có cây cỏ, bóng mát làm nơi phơi nắng cho rắn mối. Từ những con giống ban đầu, anh Nhớ đã làm chuồng diện tích 20m2, 2/3 diện tích đáy chuồng tráng xi măng, bên trong sắp xếp các dãy gạch ống loại 4 lỗ để làm nơi ở rắn mối, phần diện tích chuồng còn lại anh trồng thêm cây cỏ, tạo bóng mát và là nơi thu hút các loại côn trùng làm thức ăn bổ sung thêm cho rắn mối.
Xung quanh thành chuồng xây tường gạch cao khoảng 7 tấc, mặt trong áp tole bóng để rắn mối không bò được ra ngoài, bên trên dùng lưới che kín để tránh các loài chim dữ, chó mèo, rắn rết gây hại.
Rắn mối là loài ăn tạp, thức ăn ưa thích nhất của chúng là các loại côn trùng, các loài lưỡng cư, giáp xác nhỏ và trái cây có vị ngọt. Tuy nhiên để đảm bảo về kinh tế, anh đã tập cho rắn mối ăn thức ăn gồm hỗn hợp cơm trộn trứng gà, mỗi ngày cho ăn 1 lần vào lúc trời có nắng khoảng 7 - 8 giờ sáng.
Với 1.000 con rắn mối bố mẹ, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 400g hỗn hợp cơm trộn trứng gà. Ngoài ra, anh còn nuôi thêm dế để làm thức ăn bổ sung thêm cho rắn.
Anh Nhớ lưu ý, do rắn mối là loài hoang dã nên rất kỵ tiếng động lớn, do đó người nuôi nên hạn chế việc thăm chuồng làm phiền chúng, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng.
Bà con nên theo dõi để lựa ra những con rắn mối cái (bụng to) sắp sinh sản để nuôi riêng, tránh hiện tượng rắn đực cắn chết rắn con và để dễ bề bắt rắn con ra chăm sóc. Rắn mối mỗi năm để 2 lần, mỗi lần khoảng từ 7 - 15 rắn con, rắn mối mới sinh đến trưởng thành khoảng 5 tháng, bắt đầu sinh sản từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 9.
Rắn mối trong môi trường nuôi nhốt thường mắc các bệnh như thiếu khoáng chất, triệu chứng liệt chân, bệnh nấm da, tiêu chảy và giun sán. Do đó, người nuôi cần quan tâm chế độ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ bổ sung khoáng chất, phun thuốc sát trùng và sổ giun cho rắn.
Theo anh Nhớ, để nghề nuôi rắn mối thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao thì điều quan trọng nhất là việc lựa chọn con giống có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng;
Xây dựng chuồng trại đúng quy cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếu đạt các yêu cầu này rắn mối sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề đầu ra không còn là điều đáng ngại, bởi nhiều cơ sở đã liên hệ với gia đình anh để bao tiêu sản phẩm với giá khoảng 250.000 đồng/kg rắn mối thịt.
Anh Nhớ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn mối cho bà con, khi có nhu cầu.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao