Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Hướng GAP Tại Xã Bình Khánh (Cần Giờ)
Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Huyện Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình “Nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng GAP” tại xã Bình Khánh với sự tham gia của 6 hộ với tổng diện tích 24.000 m2, Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hổ trợ 1.920.000 con tôm giống.
Tham gia mô hình các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP), đã quản lý chặt chẽ từ nguồn gốc gíống có kiễm dịch, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người nuôi như: không xổ, xả bừa bãi ra môi trường xung quanh...
Các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt được thu gom và xử lý không để nhiểm bẩn đến hệ thống cấp nước và các ao nuôi. Theo dõi thường xuyên nguồn nước cấp, kiểm tra môi trường ao nuôi, tình trạng sức khỏe và các dấu hiệu bệnh của tôm chân trắng trong ao nuôi, không sử dụng thuốc, hóa chất cấm, ghi chép sổ nhật ký.
Qua 3 tháng thực hiện, các hộ tham gia cho biết áp dụng đúng quy trình do cán bộ Khuyến nông hướng dẫn tôm phát triển tốt, với tỷ lệ sống trên 85%, trọng lượng 8 – 9,5 gr/con, trừ các khoản chi phí đầu tư thì các hộ có lãi từ 39 triệu – 45 triệu/4000 m2.
Ông Võ Ngọc Anh Giám Đốc Trung tâm Khuyến Nông TP. HCM cho biết, mô hình này giúp bà con nông dân quen dần quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) trong lĩnh vực nuôi thủy sản, trong tương lai chương trình thủy sản tiếp tục nuôi theo quy trình GAP, nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân, đồng thời tạo ra sản phẩm thủy sản đạt ATVSTP ra thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, Trung Tâm Khuyến nông TP.HCM tiếp tục hỗ trợ phát triển mô hình nuôi thủy sản áp dụng quy trình GAP.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao