Mô hình nuôi vịt Biển thích nghi với hạn mặn
Nông dân ven biển ĐBSCL đang phải đối mặt với tình trạng mặn xâm nhập làm thiệt hại đến sản xuất và dân sinh thì ở Trà Vinh, người dân đã biết “né” mặn với mô hình nuôi vịt biển.
Nông dân Phan Chí Hướng được hỗ trợ 250 con giống vịt biển.
Ông Kim Huỳnh Khiêm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh cho biết, Trà Vinh là tỉnh ven biển tiếp giáp hai cửa sông chính là Cổ Chiên và Định An. Đến mùa xâm nhập mặn, Trà Vinh bị mặn bao vây toàn bộ diện tích, nhưng mặn không vào sâu được nội đồng là nhờ hệ thống thủy lợi Nam Mang Thít ngăn được mặn, trữ được ngọt.
Đối với người dân Trà Vinh sống vùng ven biển, mô hình nuôi vịt biển tỏ ra thích ứng với điều kiện mặn xâm nhập. Năm qua, từ nguồn kinh phí sự nghiệp, Trung tâm KN-KN đã đầu tư 500 con vịt biển cho hộ ông Phan Chí Hướng và Phạm Văn Hải (ấp 4, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang) nuôi thử nghiệm.
Kết quả qua 4 tháng nuôi, vịt trống đạt trọng lượng từ 3 – 3,2 kg/con, vịt mái đạt từ 2,7 – 2,9 kg/con. Mỗi gia đình bán 164 con trống với giá 42.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí đạt lợi nhuận gần 40.000 đồng/con. Tuyển chọn giữ lại 20 con trống và 186 con mái để tiếp tục nuôi lấy trứng để nhân đàn.
Kết quả, sau 115 ngày tuổi, vịt đẻ trứng đầu tiên và đến tỷ lệ thu hoạch trung bình 170 trứng/đêm, chiếm tỷ lệ 91%. Trọng lượng trứng trung bình ở giai đoạn vịt mới đẻ trứng 5%/tổng đàn là 65 – 70 gram/trứng. Giai đoạn đẻ đạt 90%/tổng đàn đạt 85 gram/trứng.
Với giá bán thương phẩm từ 2.200 – 2.500 đồng/trứng, trừ chi phí nông dân còn lãi hơn 1.000 đồng/trứng.
Ông Kim Huỳnh Khiêm cho biết, đàn vịt trong tỉnh hiện khoảng 1.540.940 con, trong đó vịt đẻ trứng khoảng 430.448 con. Thời gian qua nông dân đã dân mạnh dạn đầu tư vốn để xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi vịt từ nhỏ lẻ chuyển sang nuôi tập trung.
Năm 2016, UBND tỉnh Trà Vinh tiếp tục phê duyệt nguồn kinh phí gần 1 tỷ đồng, giao Trung tâm KN-KN tỉnh thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nhằm xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Hiện tại, đã có 5 hộ dân ở địa phương đã mua 100 trứng về nhân giống để nuôi vịt thịt.
Ông dân Phạm Văn Hải ở ấp 4, xã Mỹ Long Nam chia sẻ, giống vịt biển do Trung tâm KN-KN chuyển về nuôi là giống vịt mới, do Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên nghiên cứu rất thích nghi vùng đất ven biển Cầu Ngang.
Trước đây, ông nuôi vịt chạy đồng, giống địa phương nên vào mùa khô, xâm nhập mặn không còn nguồn nước ngọt trong các ao đìa nên không nuôi được.
Bây giờ giống vịt biển này thích nghi được vùng ngập mặn nên bà con rất mừng.
Vịt biển tăng trọng nhanh hơn giống vịt địa phương từ 10 – 15% là vì tính háo ăn và uống nhiều nước.
Ưu điểm nổi bật là với độ mặn của nguồn nước ven biển như hiện nay khoảng 15%o vịt biển vẫn uống được. Vịt biển trưởng thành đạt trọng lượng từ 3 kg/con trở lên.
Ông Phan Chí Hướng cùng ngụ ấp 4, cho biết năm qua gia đình được Trung tâm KN-KN đầu tư mô hình nuôi thử nghiệm 250 con vịt biển. “Qua 1 năm nuôi tôi thấy giống vịt có ưu điểm là chịu được nguồn nước mặn. Hiện tại, đàn vịt đang sống trong điều kiện nước đã nhiễm mặn nhưng vẫn cho trứng hàng ngày”, theo ông Hướng.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao