Một số kinh nghiệm thực tiễn trong điều trị hội chứng tiêu chảy ở Lợn
Là một cán bộ chuyên môn đã nhiều năm gắn bó với nghề xin đưa ra một số biện pháp điều trị lợn tiêu chảy có hiệu quả để người chăn nuôi và bạn đồng nghiệp áp dụng thực tiễn.
Thứ nhất: Cần chẩn đoán đúng.
Đây là yếu tố hàng đầu vì chẩn đoán đúng thì hiệu quả điều trị mới cao, thực tế hội chứng tiêu chảy thường xảy ra ở các lứa tuổi khác nhau, việc điều trị còn phụ thuộc vào từng lứa tuổi lợn, để chẩn đoán đúng cần tìm rõ nguyên nhân gây bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy ở lợn song thực tế có một số nguyên nhân cơ bản như sau:
- Tiêu chảy chảy do virút, vi khuẩn: có thể lợn bị mắc một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả, đóng dấu, Ecoli, phó thương hàn ...
- Tiêu chảy do ký sinh trùng: có thể lợn mắc một số như giun đũa, giun móc, giun kim, sán lá ruột lợn.
- Tiêu chảy do thức ăn: Thức ăn kém chất lượng, thức ăn thiếu một chất nào đó, nhiễm bẩn, nhất là nhiễm các loại vi khuẩn gây tiêu chảy, đặc biệt thức ăn có nấm mốc, thức ăn để lâu ngày bảo quản không tốt bị ôi thiu. Nguồn nước không sạch nhiễm hoá chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, thức ăn quá giàu chất đạm, chất béo.
- Một số nguyên nhân khác như lợn con sơ sinh thiếu sắt, thiếu vitamin, lợn bị nhiễm chất độc, hoá chất, hoặc các yếu tố về thời tiết khí hậu, môi trường sống thay đổi đột ngột cũng đều làm cho lợn bị tiêu chảy.
Như vậy nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy ở lợn rất nhiều vì vậy cần phải xem xét kỹ để chẩn đoán và điều trị cho đúng.
Thứ hai: Về phương pháp điều trị
Nguyên tắc điều trị chung là loại trừ hoặc tiêu diệt ngay nguyên nhân gây bệnh.
Nếu kiểm tra thấy do thức ăn thì loại bỏ ngay thức ăn, do thời tiết nóng lạnh đột ngột, ẩm độ cao thì khắc phục ngay, thấy khả năng do bệnh truyền nhiễm thì phải dùng kháng sinh điều trị theo đúng phác đồ của từng bệnh.
Biện pháp cần điều trị khẩn trương là chống mất nước: Có thể dùng thuốc điện giải, nước muối sinh lý 0,9%, Glucose 5 %, Oresol ... cho uống.
Ngoài ra có thể dùng một số lá hoặc quả có chất chát như lá phèn đen, lá gai, búp ổi, búp chè, quả hồng xiêm ... giã nhỏ lọc lấy nước cho lợn uống.
- Chống nhiễm khuẩn thứ phát bằng thuốc kháng sinh hay Sulfonamid.
- Làm giảm độc tố ở máu: Có thể dùng Magiêsunphat (MgSO4 25%) để tiêm hoặc có thể dùng đường Glucose 5% cho uống.
- Biện pháp dùng thuốc điều trị:
Cần xác định nguyên nhân tiêu chảy do đâu, trên thực tế có một số phương pháp điều trị như sau:
+ Nếu do hồng lỵ có thể dùng Tylosin, Tiamullin, Spiramycin, nếu do cầu trùng thì dùng các loại thuốc Sulfonamid, Regecoccin ...
+ Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng thì dùng các loại thuốc tẩy giun sán như: Levamysol, Taydu …
+ Nếu thức ăn có nhiễm độc tố thì phải bỏ ngay thức ăn đồng thời dùng thuốc giải độc tố đưa vào cơ thể lợn.
+ Nếu tiêu chảy do virut cũng có thể dùng kháng sinh kết hợp với trợ lực để nâng cao sức đề kháng và chống bội nhiễm.
Một số thuốc kháng sinh thường dùng để điểu trị hội chứng tiêu chảy như Genta-costrim, Tetracycllin, Hampiseptol, Enrotril, Tiamullin, Streptomycin ...
Chú ý: trong thời gian điều trị cần chăm sóc, nuôi dưỡng tốt kết hợp một số loại thuốc bổ trợ để nâng cao sức đề kháng cho lợn, tránh dùng kháng sinh lâu ngày gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột lợn sẽ bị tiêu chảy kéo dài.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao