Tôm thẻ chân trắng Mùa nước kiệt và một số bệnh vi khuẩn có liên quan trên tôm càng xanh

Mùa nước kiệt và một số bệnh vi khuẩn có liên quan trên tôm càng xanh

Publish date Tuesday. March 17th, 2015

Mùa nước kiệt và một số bệnh vi khuẩn có liên quan trên tôm càng xanh

BỆNH DO NHÓM VI KHUẨN

Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếu kìm hãm phát triển và mở rộng sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển, ao, hồ, sông rạch) và nói chung các vi khuẩn này được xem là tác nhận gây bệnh thứ cấp hoặc tác nhân gây bệnh cơ hội. Tuy nhiên cũng có một số ít các loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát, bệnh xảy ra thường là do biến động các yếu tố môi trường hoặc do stress nhưng cũng có thể gây chết cao.

Tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn có thể lên đến 100%, bệnh có thể xảy ra dưới dạng mãn tính, bán cấp tính và cấp tính.

Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản đều có những triệu chứng gần giống nhau, đặc biệt là trên cá.

1/ Bệnh nhiễm khuẩn do Aeromonas

Tác nhân gây bệnh: Nhóm VK gây bệnh thuộc giống Aeromonas: A.Hydrophila, A. Caviae, A. Sobria...

Đối tượng nhiễm bệnh: Các loại cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá  basa, cá trê, cá điêu hồng, cá bống tượng, cá tai tượng...

Lứa tuổi mắc bệnh: Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.

Dấu hiệu bệnh lý:

* Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng.

* Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể.

* Hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ rơi rụng.

* Mắt lồi, mờ đục và phù ra. Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.

Phòng trị:

+ Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng, tránh làm xây xát cá, vệ sinh không đúng qui định, nước giàu chất hữu cơ, mật độ nuôi quá dày, hàm lượng ôxy thấp, ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp...

+ Dùng thuốc tím tắm cá, liều dùng là 4g/ m3 nước đối với cá nuôi ao và 10g/ m3 nước đối với cá nuôi bè. Xử lý lập lại sau 3 ngày, định kỳ tắm cá một tuần, hai tuần hoặc một tháng/lần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá.

Dùng thuốc trộn vào thức ăn (liều lượng tính trên nguyên liệu pha trộn, tùy theo thành phần nguyên liệu trong bao gói mà tính ra lượng thuốc):

+ Oxytetracyline: 55-77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày, nên hạn chế sử dụng.

+ Enrofloxacine: 20 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10ngày. (đã bị cấm sử dụng theo QĐ 26/2005/QĐ-BTS)

+ Streptomycine: 50-75 mg/kg cá nuôi, cho ăn 5-7 ngày.

+ Kanamycine: 50 mg/kg cá nuôi, cho ăn 7 ngày.

+ Nhóm Sulfamid: 100-200 mg/kg, cho ăn 10-20 ngày.

2/ Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas

Tác nhân gây bệnh: do các dòng vi khuẩn như P.fluorescens, P.anguilliseptica, P.chlororaphis,...

Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá bống tượng, cá tai tượng...

Dấu hiệu bệnh lý:

+ Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng.

+ Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.

+ Pseudomonas spp. gây nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến các stress, các thương tổn da, vẩy do các tác nhân cơ học, nuôi với mật độ cao, dinh dưỡng kém, hàm lượng ôxy giảm...

+ Pseudomonas spp.  xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da...

Phòng trị:

(i) Giảm mật độ nuôi.

(ii) Cung cấp nguồn nước tốt.

(iii) Tắm 3-5 ppm ( KMnO4) không qui định thời gian.

(iv) Có thể dùng các loại kháng sinh để điều khi như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

3/ Bệnh nhiễm khuẩn do Edwardsiella

Tác nhân gây bệnh: bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda, E.ictaluri.

Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt: cá tra, cá basa, cá trê, cá điêu hồng (cá rô phi đỏ), cá rô phi, cá bống tượng, cá tai tượng, cá chép...

Dấu hiệu bệnh lý:

+ Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đương kính khoảng 3-5mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, da bị mất sắc tố.

+ Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng vận động do vây đuôi bị tưa rách. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bi, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ chung quanh.

+ Bệnh thường xảy ra trên cá lớn.

+ Bệnh xuất hiện khi chất lượng nước trong môi trường nuôi xấu, nuôi với mật độ dày, nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển khoảng 30 độ C. Tuy nhiên bệnh cũng xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp hơn và dao động bất thường.

+ Riêng dòng vi khuẩn E. ictaluri là tác nhân gây nên bệnh có mủ trên gan cá tra. Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm gây chết cá hàng loạt và rất khó điều trị. Giai đoạn gây hại nặng nhất từ cá hương lên giống và từ giống đến dưới 600 g/con

Phòng trị:

+ Cải tiến chất lượng nước trong môi trường nuôi.

+ Giảm thấp mật độ nuôi.

+ Có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

+ Riêng đối với E.ictaluri sử dụng 03 loại kháng sinh đặc hiệu để điều trị đó là: Enrofloxacine, Ciprofloxacine và Norfloxacine (đã bị cấm sử dụng theo QĐ 26/2005/QĐ-BTS) theo liều hướng dẫn trên bao bì của các nhà sản xuất. Đặc biệt đối với loài vi khuẩn này không sử dụng Oxytetracycline, Oxolinic acid (đã bị cấm sử dụng theo QĐ 26/2005/QĐ-BTS) và Sulfonamides để điều trị.

NHÓM BỆNH DO MÔI TRƯỜNG VÀ DINH DƯỠNG

+ Bệnh do thiếu Oxy: Mùa nước kiệt mực nước xuống thấp, bức xạ mặt trời dễ dàng làm cho nhiệt độ nước tăng cao, làm cho sự phân hủy chất hữu cơ trong môi trường nước diễn ra nhanh hơn và quyết liệt hơn. Quá trình này đòi hỏi phải tiêu tốn một lượng Oxy hòa tan trong nước rất lớn. Đây là nguyên nhân gây thiếu Oxy cục bộ trong ao nuôi cũng như trên các dòng chảy cạn. Cho nên cần phải theo dõi nhiệt độ nước trên sông nơi neo đậu bè cũng như nhiệt độ nước trong ao nuôi để tránh hiện tượng thiễu Oxy cục bộ vừa nêu. Nhiệt độ thích hợp cho các loài cá nuôi bản địa vùng ĐBSCL nằm trong khoảng: 26 - 30OC

+ Bệnh do tảo: Trong điều kiện nhiệt độ nước tăng cao như đã nói trên quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ hoàn toàn sẽ tạo ra nhiều CO2:

Chính hàm lượng CO2 góp phần làm cho pH nước tăng lên tạo điều kiện cho các loài tảo phát triển rất mạnh gây nên hiện tượng “nở hoa nước”  (nước ao và sông có nhiều váng tảo màu xanh nổi trên mặt nước mà bà con hay gọi là “trứng nước”). Các váng tảo này nổi trên mặt nước lại bị bức xạ mặt trời làm cho chúng chết đi và lụi tàn dần để đi vào chu trình phân hủy chất hữu cơ như đã nói trên. Mặt khác trong quá trình nở hoa nước do các loài tảo phát triển mạnh về số lượng cho nên vào ban đêm hiện tượng hô hấp của các loài tảo có diệp lục tố sẽ xảy ra mãnh liệt làm tiêu hao lượng Oxy hòa tan trong môi trường nước gây nên hiện tượng thiếu Oxy vào khoảng 0H – 6H giờ sáng. Cá sẽ nổi đầu trên tầng mặt rất nhiều để lấy Oxy từ không khí (đối với các loài cá trắng) hoặc nhào lộn liên tục để đớp Oxy từ khí trời (đối với cá tra, basa). Quá trình này làm cá suy yếu, giảm sức đề kháng với bệnh tật và tạo điều kiện cho các tác nhân cơ hội như ký sinh trùng và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cá nuôi.

Nên cần lưu ý khống chế sự phát triển của tảo bằng cách thay nước thường xuyên, cho ăn vừa phải tránh lượng thức ăn dư thừa vô tình như động tác bón phân cho ao nuôi làm cho môi trường nước trở nên “phú dưỡng”.

+ Bệnh do thiếu vitamin C: Vit C có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cá, bảo vệ thành mạch máu, đồng thời góp phần làm tăng khả năng hấp thu Canxi giúp các khớp xương của cá rắn chắc hơn. Thiếu Vit C có thể gây nên các bệnh hoại tử các tế bào máu, đối với các loài cá da trơn có thể bị nứt xương trán do thiếu Vit C.

Định kỳ bổ sung Vit C cho cá nuôi với liều lương 20 - 30 mg/kg thức ăn, tuần cho ăn hai lần. Tùy theo loại Vit C trên thị trường và hướng dẫn của nhà sản xuất mà có chế độ bổ sung Vit C thích hợp.

BỆNH TRÊN TÔM CÀNG XANH

Một số bệnh thường gặp

1/ Bệnh đóng rong

Lý do của bệnh đóng rong là do Zoothamnium sp. hoặc các loại Protozoa bám trên vỏ và mang tôm làm tôm stress nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được. Nếu người nuôi tôm không trị được thì sau này tôm sẽ từ từ bỏ ăn, yếu đi và chết.

Nhận diện bệnh đóng rong và cách kiểm tra: Kiểm tra tôm trong sàn ăn (vó), thấy vỏ tôm trơn giống như có nhớt bám trên vỏ tôm và có nhiều khi thấy có rong / tảo bám trên vỏ tôm,vỏ tôm không sạch. Kiểm tra trong phòng thí nghiệm bằng Kính hiển vi sẽ thấy Zoothamnium sp. bám trên vỏ và chân tôm. Sau khi bị nhiễm bệnh, tôm từ từ yếu đi, giảm ăn, vào nằm vùi trong đống bùn ao. Nếu không trị tôm sẽ từ từ chết vì nhiễm bệnh từ các vi khuẩn.

Cách trị bệnh: Giảm số lượng các chất hữu cơ trong ao bằng cách thay nước (nếu có ao lắng nước). Giảm thức ăn xuống từ 5 - 10 % trong một thời gian (để giảm chất hữu cơ thừa). Dùng các vi sinh vật có lợi ích để phân hủy các chất hữu cơ (Ví dụ: Bacillus subtilis 1070 hoặc BS-I). Dùng Formalin (thuốc để diệt Zoothamnium sp. vào buổi tối).

Chú ý:  Trong thời gian tôm đang bị bệnh nên trộn Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm giảm stress.

2/ Bệnh đen mang

Bệnh đen mang (có thể thấy màu vàng) thường có nguyên nhân từ đáy ao nuôi không sạch, có chất hữu cơ nhiều. Kiểm  tra thấy khí độc (Ammonia) ở đáy ao cao vì có bùn đáy ao nhiều, các chất hữu cơ thừa nhiều (từ thức ăn thừa - do thức ăn nhiều tôm ăn không hết, từ tảo chết v.v..). Thường phát hiện bệnh này trong ao nuôi thả tôm mật độ cao, trong ao nuôi theo hệ thống không thay nước hoặc ít thay nước. Ammonia sẽ làm ảnh hưởng tới mang tôm làm mang có màu đen và nhiều khi có các chất hữu cơ hoặc vô cơ vào trong mang tôm, nếu không xử lý sẽ làm tôm nhiễm bệnh từ vi khuẩn. Bình thường bệnh đen mang xảy ra lúc tôm lớn (tôm được hai tháng rưỡi tới ba tháng trở lên).

Cách xử lý: Thay nước ao (nên có ao xử lý nước trước khi sử dụng nước). Dùng Granulite (Zeolite dạng hạt) để hấp thụ các khí độc đáy ao mỗi 5 -7 ngày một lần. Có thể dùng thêm kháng sinh theo đúng hướng dẫn kỹ thuật pha trộn với thức ăn cho tôm để phòng trị bệnh từ vi khuẩn (nên dừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thu hoạch bốn tuần.  Dùng vi sinh vật (BS-I ) để giúp phân hủy chất hữu cơ .

Cách phòng bệnh: Quản lý việc cho thức ăn tôm cho tốt, đừng để cho thức ăn thừa nhiều trong ao. Dùng loại thức ăn chất lượng cao. Nên có ao lắng nước để xử lý nước và thay nước khi thấy cần thiết (kiểm tra thấy Ammonia nhiều  hơn 0,1 ppm). Nếu không thể thay nước được nên dùng vi sinh vật nói trên để giúp phân hủy chất hữu cơ đáy ao và kết hợp với dùng Zeolite (loại có thể hấp thụ Ammonia được như: Asahi Zeolite /Sitto Zeolite/ Granulite) để quản lý chất khí độc trong và đáy ao nuôi.

3/ Bệnh đốm nâu hay Bệnh ăn mòn phụ bộ

Bệnh thường xảy ra sau khi nuôi 2-3 tháng trở đi, trên cơ thể tôm xuất hiện các đốm màu nâu và sau đó chuyển sang màu đen. Khi nhiễm bệnh, thường xuất hiện ăn mòn các phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm.

Tôm bị bệnh sẽ rất yếu, hoạt động chậm chạp, con bị nặng sẽ chết. Tác nhân gây ra bệnh chủ yếu do vi khuẩn Aeromonas.

Phòng trị: Khi tôm bị bệnh thay dần nước ao. Kiểm soát phòng ngừa bênh đốm nâu bao gồm: cải thiện môi trường nuôi thông qua sự chăm sóc, quản lý và đầy đủ dinh dưỡng, đáy ao phải bằng phẳng, tăng cường trú ẩn cho tôm, hạn chế tối đa sự tụ tập của tôm chống hiện tượng ăn thịt lẫn nhau bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn và giữ cho chất lượng nước ao luôn tốt.

Tags: tom cang xanh, nuoi tom cang xanh, ky thuat nuoi tom cang xanh, nuoi tom cang xanh tren ruong, nuoi tom cang xanh trong ao, tom cang


Related news

Nuôi tôm càng xanh trong ao đất lợi nhuận 150 triệu đồng Nuôi tôm càng xanh trong ao đất lợi… Nuôi tôm càng hồ tây Nuôi tôm càng hồ tây