Tin thủy sản Nam Miền Trung phải có chiến lược góp phần phát triển tôm Việt Nam

Nam Miền Trung phải có chiến lược góp phần phát triển tôm Việt Nam

Author Phi Long, publish date Monday. September 26th, 2016

Nam Miền Trung phải có chiến lược góp phần phát triển tôm Việt Nam

Tại buổi làm việc, chia sẻ với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cùng lãnh đạo các đơn vị của Bộ NNPTNT, ông Nguyễn Hoàng Anh – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung (Công ty Nam Miền Trung) cho biết: Công ty Nam Miền Trung có bề dày lịch sử gần 20 năm hình thành và phát triển, tiền thân là trại tôm giống mang tên Nguyễn Hoàng Anh vào năm 1998. Tiếp đó, đến tháng 8. 2000 đổi tên thành Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Anh và từ tháng 8.2007 Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung chính thức ra đời và lớn mạnh cho tới nay.


Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường tham quan cơ sở sản xuất  tôm giống của Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung.

Xuất phát từ cơ sở sản xuất tôm giống ban đầu, đến nay công ty đã nằm trong tốp 3 doanh nghiệp sản xuất tôm giống lớn nhất trên toàn quốc. Dù ngành tôm gặp nhiều khó khăn nhưng doanh số của Nam Miền Trung trong năm 2015 vẫn đạt hơn 3 tỷ con giống với doanh thu hơn 200 tỷ đồng. Ngoài cung cấp giống tốt nhất cho người nuôi là mục tiêu được đặt lên hàng đầu, công ty cũng tạo công ăn, việc làm cho hơn 600 người lao động. Đặc biệt, công ty cũng thu hút được một lực lượng lớn với hơn 200 kỹ sư trẻ, tâm huyết, yêu nghề và cống hiến nhiệt tình vì sự phát triển của công ty.

Đến nay, Nam Miền Trung đã có 6 cơ sở tại Bình Thuận, ngoài ra Công ty cũng có chi nhánh tại Nghệ An, Long An và Bạc Liêu. Ngoài ra, mỗi năm công ty cũng sản xuất khoảng 600 tấn tôm thương phẩm. Đặc biệt, vừa qua Nam Miền Trung đã triển khai mô hình nuôi tôm sinh học trên cát tại Hà Tĩnh rất thành công. Trung bình tôm nuôi 100 ngày đạt kích cỡ nhỏ nhất là 56 con/1kg và lớn nhất là 60 con/1kg, tỷ lệ thành công là 100%.  Mô hình này còn hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trường do nuôi tôm sinh học trong suốt một năm chỉ sử dụng nước biển một lần.

Ông Nguyễn Hoàng Anh cũng cho biết, công suất thiết kế của Nam Miền Trung đến nay đã đạt 12 tỷ con giống/năm. Trong điều kiện nuôi tôm đanh gặp khó khăn trên cả nước nhưng tỷ lệ con giống của công ty thành công rất lớn, qua khảo sát diện tích ao nuôi của 80 nhân viên kinh doanh trên toàn quốc, tỉ lệ thành công đạt 70%.

“Sang năm 2017, Nam Miền Trung tròn 20 tuổi nên chúng tôi phấn đấu trở thành công ty 100% của việt Nam sánh ngang với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam (FDI) trong lĩnh vực tôm giống. Hiện công ty đang nghiên cứu sâu về tôm bố mẹ nhưng thời cơ và điều kiện chưa cho phép phát triển ngay thời điểm này. Trên cơ sở phát triển trong lĩnh vực tôm giống còn nhiều vấn đề bấp cập nên rất  mong muốn vấn đề nào liên quan tới quản lý nhà nước mong rằng Bộ NNPTNT quan tâm tháo gỡ”, ông Nguyễn Hoàng Anh nói. Ông Nguyễn Hoàng Anh cũng cho biết, định hướng của công ty là luôn tiếp cận với công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất của thế giới và đưa những công nghệ tốt nhất đó tới người dân được tiếp cận, giúp người nuôi tôm thành công.

Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận, ông Nguyễn Hoàng Anh cũng cho biết, công ty và anh em trong Hiệp hội luôn mong có được một vị trí quy hoạch, tốt nhất là một khu đảo, cách xa nơi nuôi tôm thương phẩm để nghiên cứu phát triển tôm bố mẹ.

Góp phần phát triển con tôm Việt Nam

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, sau khi thăm 6 cơ sở sản xuất của Nam Miền Trung tại Bình Thuận, tôi biểu dương Công ty Nam Miền Trung sau gần 20 năm đã có  bước trưởng thành như hiện nay. Trong sản xuất tôm, con giống là quan trọng nhất, Nam Miền Trung  đã có được sản lượng tôm giống cung ứng cho thị trường chiếm 8- 10% thị phần là rất nỗ lực. Điều đánh giá cao hơn là ở chỗ, doanh nghiệp trưởng thành đi từ con số 0, từng bước một sản xuất tôm sú, tôm thương phẩm, rồi tiến tới nghiên cứu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, từ đó góp phần quan trọng đóng góp cho ngành tôm Việt Nam xuất khẩu 2015 đạt tới gần 4 tỷ USD.

Có được nền tảng kết quả của giai đoạn vừa qua, tôi cho rằng thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng và ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực tôm nên tôi khuyên Nam Miền Trung cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, không được “ngủ quên trong chiến thắng”.

“Khoa học công nghệ bây giờ rất hiện đại nên trên nền tảng 20 năm qua, cần rút ra bài học, đặc biệt là áp dụng triệt để từng công đoạn thì mới thành công. Ngoài tôm giống phải nghĩ tới rộng hơn, vì con giống cũng sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt ngay tại thương trường của Việt Nam. Điều kiện nuôi tôm ở Cả Mau, Quảng Ninh, Bình Thuận…mỗi một địa phương là khác nhau nên cần có nghiên cứu sâu hơn để có con giống phù hợp. Phải tiến tới nghiên cứu sản xuất được cả con giống bố mẹ để chủ động hơn trong sản xuất, tránh phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, công đoạn thức ăn, công đoạn xuất khẩu  tôm thương phẩm…cũng là công đoạn có thể thu được lợi nhuận rất lớn. “Rất mong thành quả 20 năm qua của Nam Miền Trung cần tiếp tục sốc lại đội hình, duy trì sản xuất con giống để ổn định cơ cấu thị trường và tiếp tục có chiến lược cạnh tranh ở nhiều công đoạn khác của ngành tôm trong giai đoạn tới”, ông Cường nói.



Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường làm khuyên Nam Miền Trung phải có chiến lược góp phần phát triển ngành tôm Việt Nam.

Ông Cường cũng cho biết, Nam Miền Trung đã có nhiều yếu tố thuận lợi như có tới 6 có sở sản xuất tôm giống tại Bình Thuận sẽ là cơ sở để công ty tiếp cận có thêm tầm chiến lược nhằm góp phần phát triển con tôm Việt Nam.

Liên quan tới các cơ chế chính sách của nhà nước trong lĩnh vực phát triển ngành tôm, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, nếu các doanh nghiệp sản xuất tôm gặp khó khăn do những bất cập của chính sách cần có kiến nghị trực tiếp gửi lên Bộ NNPTNT. Đối với các chính sách thuộc thẩm quyền của Bộ NNPTNT sẽ được giải quyết ngay, các chính sách nào thuộc thầm quyền của Bộ, ngành khác thì Bộ NNPTNT sẽ có ý kiến còn vượt quá thẩm quyền Bộ NNPTNT sẽ kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho Nam Miền Trung và các doanh nghiệp sản xuất tôm giống đẩy mạnh phát triển.

“Chúng Nam Miền Trung thừa hưởng thành quả của 20 năm từ khi khởi nghiệp đến nay luôn nỗ lực và không ngừng tiếp cận với các công nghệ hiện đại để tiếp tục chiến thắng trong chương trình phát triển con tôm”, ông Nguyễn Xuân Cường nói.


Không được vay vốn “67” vì… già! Không được vay vốn “67” vì… già! Nghệ An: Mùa chế biến cá cơm ở Hoàng Mai Nghệ An: Mùa chế biến cá cơm ở…