Nấm Trichoderma trong phân ủ bằng rơm giúp tăng năng suất lúa
Việc bón phân hữu cơ cho lúa có xử lý rơm rạ bằng nấm Trichoderma ở đồng bằng sông Cửu Long được ghi nhận đạt kết quả tốt, năng suất lúa vẫn tăng đáng kể so với đối chứng không bón phân.
Phân bón từ rơm rạ vừa giúp tăng năng suất lúa lại bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa
Ảnh hưởng của phân ủ từ rơm (phế thải của việc sản xuất nấm rơm) có xử lý Trichoderma đến sinh trưởng và năng suất của 2 giống lúa MTL560 và IR50404 là đề tài của nhóm nghiên cứu Trường đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy, bón 5 tấn/ha phân ủ bằng rơm đã làm năng suất thực tế tăng lên.
Gần đây, việc bón phân hữu cơ cho lúa có xử lý rơm rạ bằng nấm Trichoderma ở đồng bằng sông Cửu Long được ghi nhận đạt kết quả tốt. Bón phân cho lúa hoàn toàn bằng phân hữu cơ rơm rạ ủ với nấm Trichoderma làm năng suất lúa vẫn tăng đáng kể so với đối chứng không bón phân. Việc bón rơm ủ sau mỗi vụ thu hoạch là một giải pháp thiết thực, hiệu quả lâu dài nhằm giúp đất đai thoát khỏi sự suy thoái, cải tạo tính chất đất mà còn làm tăng năng suất lúa trong các vụ sau.
Nghiên cứu này đã xác định liều lượng bón phân ủ bằng rơm với chủng nấm Trichoderma ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa MTL560 và IR50404 là tăng 54,8% chiều cao, số nhánh, số bông/chậu và tỷ lệ hạt chắc so với phần ruộng lúa không bón.
Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, 70% dân số làm nông nghiệp và lúa là cây trồng chính, do vậy lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Lượng rơm rạ dư thừa được nông dân xử lý bằng biện pháp đốt ngay trên đồng ruộng đã làm ô nhiễm môi trường sống và hệ sinh thái đồng ruộng, đặc biệt ở các vùng nông thôn.
Sau mỗi vụ thu hoạch 1ha lúa sẽ thu được 6 tấn rơm rạ, nếu đem đốt sẽ mất đi hơn 5,5 triệu đồng, trong khi cùng khối lượng rơm rạ ấy nếu đem xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu được khoảng 400kg phân hữu cơ. Nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả nước (khoảng 45 triệu tấn) được xử lý sẽ đem lại 20 triệu tấn phân hữu cơ, người nông dân không phải bỏ tiền mua phân hóa học (NPK) là 200.000 tấn đạm, 190.000 tấn lân và 460.000 tấn kali, như vậy, sẽ tiết kiệm được gần 11.000 tỷ đồng.
Tận dụng lượng rơm, rạ thừa sau thu hoạch sản xuất phân bón hữu cơ trả lại cho đất những gì mà cây trồng đã lấy đi, cải tạo đất, tăng hàm lượng mùn trong đất, tăng độ tơi xốp của đất, ổn định độ pH, làm cho đất ngày càng tốt để canh tác lúa, giảm sâu bệnh, không sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh độc hại, tạo ra sản phẩm gạo an toàn, quan trọng nhất là giúp tăng năng suất lúa.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao