Tin thủy sản Nâng cao chất lượng và khai thác sự khác biệt

Nâng cao chất lượng và khai thác sự khác biệt

Author Hiền Anh, publish date Monday. September 18th, 2023

Nâng cao chất lượng và khai thác sự khác biệt

Có được điều đó là do Chính phủ triển khai mạnh mẽ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân cùng sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 8 đã giải ngân 299.447,4 tỷ đồng, đạt 39,6% kế hoạch (cùng kỳ năm 2022 đạt 35,49% kế hoạch), nổi bật là việc đẩy mạnh các dự án hạ tầng giao thông (một trong 3 đột phá chiến lược được Đại hội XIII của Đảng đề ra). Theo Tổng cục Thống kê, việc triển khai các chính sách kích thích tiêu dùng của Chính phủ và doanh nghiệp đối với thị trường 100 triệu dân có thu nhập gia tăng liên tục cũng đã đạt kết quả đáng khích lệ (tính chung 8 tháng của năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt trên 4.043 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước).

Về xuất khẩu, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dù tình hình thị trường rất khó khăn, nhất là các mặt hàng thủy sản, đồ gỗ, nhưng với sự vào cuộc mạnh mẽ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, sự nỗ lực bám sát thị trường của doanh nghiệp, sự sáng tạo khai thác lợi thế về khí hậu, kỹ thuật canh tác của nhà nông, nhà vườn, xuât khẩu nông, lâm, thủy sản đã từng bước gìm đà giảm một số mặt hàng, nhất là thủy hải sản và triệt để khai thác lợi thế của gạo, cà phê, rau quả. Qua đó đẩy mạnh thực hiện trụ cột xuất khẩu và đảm bảo an ninh, an toàn lương thực thực phẩm trong nước vừa đảm báo ổn định thị trường trong nước vừa thúc đẩy tăng trưởng.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 8 tháng qua đạt 33,21 tỷ USD, xuất siêu 6,72 tỷ USD.

Nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao: rau quả gần 3,5 tỷ USD, tăng 59,3%; gạo 3,17 tỷ USD, tăng 36,1%; hạt điều 2,23 tỷ USD, tăng 8,9%; cà phê 2,94 tỷ USD, tăng 2,3%; sản phẩm chăn nuôi 325 triệu USD, tăng 26,1%...

Trong 8 tháng qua, xuất khẩu rau quả tạo dấu ấn mới với kim ngạch xuất khẩu sầu riêng, cán mốc 1,2 tỷ USD trong 8 tháng, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Thêm vào đó, việc Hoa Kỳ chấp nhận nhập trái dừa tươi cũng là cơ hội để ngành đừa trở thành cây tỷ đô trong tương lai gần. Với đà này, xuất khẩu rau quả có thể đạt 5 tỷ USD ngay trong năm 2023, về đích trước 2 năm (mục tiêu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra cho năm 2025).

Theo nhiều chuyên gia, cả chuyên gia kinh tế, chuyên gia nông nghiệp, nếu tận dụng tốt lợi thế tự nhiên về khí hậu (đất nước trải dài trên 15 vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh ở phía Bắc, có sự khác biệt khá rõ rệt về khí hậu giữa các vùng tự nhiên, đa dạng chủng loại rau quả, thời gian thu hoạch kéo dài do thời tiết các vùng khác nhau và lệch vụ với nhiều quốc gia khác trong khu vực,…), sản xuất theo yêu cầu của từng thị trường cụ thể (đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, có mã số vùng trồng được định vị không vi phạm, đáp ứng yêu cầu cụ thể của thị trường cả về chất lượng, bao bì, văn hóa,…) theo quy hoạch đã được ngành chuyên môn xây dựng, áp dụng công nghệ bảo quản sâu, chế biến đa dạng thì giá trị xuất khẩu do rau quả mang lại lớn hơn nhiều con số 5 - 10 tỷ USD.

Để làm tốt những yêu cầu đó, cần đi cùng nhau trong sự liên kết chặt chẽ mà doanh nghiệp là đầu tầu dẫn dắt. Nói cách khác, nếu chúng ta đảm bảo chất lượng hàng hóa và khai thác tối ưu sự khác biệt do có thể kéo dài thời vụ, sản xuất trái vụ,… thì nông sản của ta, nhất là rau, quả sẽ chiếm lĩnh thị trường thế giới rộng rãi hơn, giá trị mang lại cao hơn.

Lợi thế là vậy nhưng nỗi lo vẫn còn đó. Đó là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, liên kết lỏng lẻo giữa nhà nông với nhau và giữa nhà nông, nhà vườn với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Tư duy tiểu nông (quên đi lợi ích lâu dài, ổn định và chưa coi trọng chữ “Tín” trong kinh doanh) còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ nhà vườn khiến doanh nghiệp mất niềm tin với đối tác, nguy cơ phá sản là rất rõ ràng (việc một số chủ vườn sầu riêng ở Đắk Lắk “bẻ kèo” doanh nghiệp khi giá sầu trên thị trường tăng cao là ví dụ điển hình).

Theo nhiều chuyên gia, cùng với việc tổ chức lại sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã, áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm,… áp dụng công nghệ cao, thực hiện chuyển đổi số, các cấp chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể cần đẩy mạnh tryền thông về lợi ích của chuỗi liên kết - đi cùng nhau, sự hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro đến mọi nhà nông, nhà vườn. Nếu không làm tốt điều này, chúng ta không thể tận dụng tốt những lợi thế thiên nhiên ban tặng.


Quảng Ninh phát triển tổ liên kết nuôi tôm tại Cẩm Phả Quảng Ninh phát triển tổ liên kết nuôi… Lễ hội cá tra ở đất sen hồng có điều gì nổi bật? Lễ hội cá tra ở đất sen hồng…