Nâng cao giá trị thủy sản chế biến
Nhưng chế biến một cách tương xứng, thì trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế, sản phẩm thủy, hải sản của Nghệ An đang đứng trước những thách thức không nhỏ.
Bất cập vệ sinh an toàn thực phẩm
Với 1.200 tàu thuyền, trong đó có gần 700 tàu đánh bắt xa bờ, riêng huyện Quỳnh Lưu có sản lượng đánh bắt hàng năm lên tới trên 50 nghìn tấn hải sản.
30 - 40% sản lượng hải sản đó của Quỳnh Lưu được dành cho chế biến tại chỗ và số ít được cấp đông; còn lại tiêu thụ tươi trên thị trường.
Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có 2 điểm chế biến hải sản tập trung là khu Tân An (An Hòa) và Công ty chế biến thủy sản Quỳnh Lưu.
Theo ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, thì sản xuất của các làng nghề mang tính truyền thống, theo quy trình “gia truyền”, khó khăn cho việc xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.
Trong khi đó, mẫu mã chưa bắt mắt và đơn điệu, nên việc tiêu thụ khó khăn.
Bảo quản cá thu sau đánh bắt ở phường Nghi Hải (TX.Cửa Lò).
Trong chế biến, tại Làng nghề nước mắm Phú Lợi (phường Quỳnh Dỵ - TX. Hoàng Mai), với các sản phẩm chủ yếu là nước mắm, ruốc mắm tôm, cá hấp sấy, phơi khô, có 515 hộ tham gia, trong đó có 151 hộ sản xuất hiệu quả.
Sản phẩm của làng nghề này vẫn được tiếng là thơm ngon, nhưng chỉ mới tiêu thụ ở thị trường nội địa, bán cho khách quen là chủ yếu, chưa vào được các nhà hàng lớn và siêu thị, nên khó nói đến việc chế biến đưa đi xuất khẩu.
Ông Nguyễn Đức Xân, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề của phường Quỳnh Dị, cho hay: Làng nghề sản xuất trên 3 triệu lít nước mắm, 350 - 400 tấn ruốc/năm, nhưng chỉ có chưa đầy 10 hộ có mạng lưới tiêu thụ ổn định.
Đề cập đến chiến lược xây dựng thương hiệu, nâng tầm sản phẩm xuất khẩu, cán bộ địa phương cũng như người làng nghề, đều thừa nhận một trong những khó khăn lớn là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giá thành sản phẩm cao và “giải pháp VietGAP”
Trong yêu cầu cạnh tranh hiện nay, sản phẩm thủy, hải sản của Nghệ An bên cạnh việc chưa đảm bảo về chất lượng và vệ sinh ATTP, thì giá là một trong những yếu tố nhiều bất lợi.
Do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nên giá thành sản phẩm thủy, hải của chúng ta còn khá cao.
Nguyên nhân do thức ăn và con giống còn cao so với các nước khác.
Thức ăn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay chủ yếu nhập khẩu hoặc nguồn cung từ các công ty nước ngoài vào liên doanh sản xuất, giá độc quyền, một số cơ sở sản xuất của Việt Nam còn nhỏ lẻ, không đáng kể.
Theo tính toán, giá thành 1kg tôm của Việt Nam nếu không thực hành quy trình nuôi Vietgap lên tới 70 - 80 nghìn đồng/kg, trong khi của Ấn Độ chỉ là 40 nghìn đồng/kg.
Theo ông Trần Hữu Tiến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, thì chính những mô hình nuôi VietGAP là giải pháp rất quan trọng trong giảm giá thành sản phẩm.
Tháng 5/2014, gia đình anh Nguyễn Cường, xã Diễn Trung (Diễn Châu) được lựa chọn để nhận hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng quy trình VietGAP.
Con giống được lấy từ cơ sở cung cấp giống đạt tiêu chuẩn, qua kiểm dịch rồi mới thả nuôi, thức ăn cũng được mua từ đại lý đảm bảo uy tín chất lượng, trong nhật ký anh ghi chép cẩn thận tất cả các khâu từ khi nuôi đến khi xử lý ao đầm sau thu hoạch.
Sau 3 tháng, trên diện tích 4.000m2, gia đình anh thu về 4,3 tạ tôm, bán lãi gần 260 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Toàn xã Diễn Trung (Diễn Châu) có 37,5 ha nuôi tôm thâm canh.
Theo ông Đậu Ngọc Hòa - Trưởng ban Khuyến nông xã Diễn Trung, thì năm 2013 xã đã quy hoạch vùng an toàn sinh học, thành lập 1 tổ cộng đồng có quy ước để làm VietGAP với 12 hộ tham gia trên diện tích 20 ha.
Vùng nuôi an toàn sinh học được xây dựng đảm bảo về cơ sở hạ tầng, có hệ thống kênh mương cấp thoát nước riêng biệt, không xả thải ra môi trường, nuôi đúng quy trình kỹ thuật.
Nhờ đó, năng suất cao hơn vùng nuôi đại trà khác khoảng 20%.
Năm 2013, từ dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát bền vững Nghệ An (CRSD), Nghệ An đã xây dựng được 7 vùng nuôi tôm áp dụng VietGAP đảm bảo an toàn sinh học 172 hộ nuôi trên tổng diện tích 185 ha ở Diễn Trung (Diễn Châu); Quỳnh Thanh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Yên (Quỳnh Lưu) và Quỳnh Lộc, Quỳnh Xuân, Quỳnh Dị (TX.Hoàng Mai).
Tại đây, đã có 8 hộ được lựa chọn để dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi an toàn sinh học VietGAP.
Ngoài việc được hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, người dân còn được tham gia các tổ cộng đồng với các quy định xử lý nghiêm các vi phạm trong bảo vệ môi trường, quản lý vùng nuôi; từ đó hạn chế được việc xả thải bùn, nước có mầm bệnh chưa xử lý ra môi trường chung…
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu vươn khơi, đầu tư hệ thống bảo quản đảm bảo an toàn VSTP, tỉnh ta cũng đang tiến hành đầu tư, nâng cấp các cảng cá.
Ngoài Lạch Vạn đã được xây dựng đúng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh ATTP, Cảng cá Cửa Hội và Cảng cá Lạch Cờn cũng chuẩn bị được nâng cấp, xây dựng theo hướng này, trong đó Cảng cá Cửa Hội dự kiến khởi công trong cuối năm nay; đối với Cảng Lạch Quèn cũng đang chuẩn bị được đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô.
Đó, sẽ là những bước đi góp phần giúp ngành thủy sản Nghệ An khắc phục dần những bất cập, yếu kém, hướng tới hội nhập, cạnh tranh.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao