Nâng cao hiệu quả phân bón bằng kỹ thuật ô khuyết
Vai trò của phân bón đối với trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa, góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón thiếu tính toán sẽ gây lãng phí và kém hiệu quả. Cần nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của lúa để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
Nông dân bón phân chăm sóc lúa. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN
Xuất phát từ điều trên, Tiến sĩ (TS) Phạm Sĩ Tân, Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, đã giới thiệu một giải pháp kỹ thuật mới nhằm tránh lãng phí, nâng cao tác dụng và hiệu quả của phân bón cho lúa. Đó là kỹ thuật “ô khuyết”.
Theo TS. Tân, khi bón phân cần phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” (đúng lượng, đúng loại, đúng lúc, đúng cách). Thế nhưng làm sao để biết chính xác lượng phân cần phải bón cũng là một điều không đơn giản.
Kỹ thuật ô khuyết giúp bà con nông dân xác định vai trò của từng yếu tố phân bón như đạm, lân, kali. Từ đó điều chỉnh lượng phân bón sao cho thích hợp với từng cánh đồng, từng thửa ruộng, từng giống lúa hay thậm chí là từng mùa vụ…Đây là giải pháp đơn giản, dễ áp dụng đại trà và tiết kiệm chi phí.
Kỹ thuật “ô khuyết” có những bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Xác định năng suất mục tiêu
Xác định năng suất mục tiêu (NSMT) dựa trên số liệu trung bình của 3 năm liền kề. NSMT cần phải cao hơn năng suất trung bình cộng trên 0,5 tấn/ha, nhưng phải sát thực tế, không quá cao hoặc quá thấp.
Bước 2: Xác định nhu cầu dinh dưỡng
Cây lúa hút dinh dưỡng một phần từ đất, một phần từ phân bón. Kết quả nghiên cứu của IRRI cho thấy, để tạo ra 1 tấn lúa, cây lúa phải hấp thu và tích lũy được một lượng dưỡng chất tiêu chuẩn như sau:
Nito (Đạm) | P2O5 (Lân) | K2O (Kali) |
15kg | 6kg | 18kg |
Ví dụ, đặt NSMT là 7 tấn/ha thì cây lúa cần tổng lượng dinh dưỡng trên mỗi ha là
Nito (Đạm) | P2O5 (Lân) | K2O (Kali) |
15kg x 7ha = 105kg | 6kg x 7ha = 42kg | 18kg x 7ha = 126kg |
Bước 3: Xác định lượng dinh dưỡng từ đất
Đắp bờ ngăn 3 ô nhỏ liền kề với kích thước 5 x 5 m, mỗi ô ứng với một trong 3 nguyên tố đa lượng bị khuyết (2 nguyên tố kia vẫn được bón đầy đủ). Chú ý không để thiếu nước, bị sâu bệnh, cỏ dại tấn công làm sai lệch kết quả. Cuối cùng lúc thu hoạch, ghi nhận năng suất thực tế từng ô, từ đó tính ra lượng đạm, lân, kali cung cấp cho lúa từ đất (và các nguồn khác như phế phụ phẩm, vi sinh vật, phù sa…). Ví dụ: ô khuyết đạm có năng suất 4,2 tấn/ha, vậy lượng đạm do đất cung cấp là 63 kgN/ha (4,2 tấn x 15 kg N); khuyết lân thì năng suất 5,5 tấn/ha, tính ra lượng lân cung cấp từ đất là 33kg P2O5/ha; khuyết kali thì năng suất 6 tấn/ha, tính ra kali do đất cung cấp là 108 K2O5/ha; như vậy nhu cầu về phân bón sẽ là: 42 kg N/ha (lấy 105 kg trừ đi 63 kg), 9 kg P2O5/ha và 18 kg K2O/ha.
Bước 4: Xác định lượng phân cần dùng
Lượng phân cần bón được xác định theo công thức: FR=Nt – Nđ/Re, trong đó FR là lượng phân cần bón, Nt là tổng lượng dinh dưỡng cần thiết, Nđ là lượng dinh dưỡng cung cấp từ đất, Re là hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây. Chỉ số Re phụ thuộc vào giống cây trồng, đất, mùa vụ và kỹ thuật canh tác; thông thường với phân đạm chỉ số Re = 40 – 60%, với lân Re = 20 – 30%, với kali Re = 40 – 50%. Nt và Nđ được xác định ở bước 2 và 3.
Bước tiếp theo là thiết kế quy trình bón cho từng nhóm giống lúa, từng vùng, từng mùa vụ khác nhau.
Qua các kết quả nghiên cứu, theo cách tính toán như trên thì trong vụ đông xuân cần đầu tư khoảng 100 – 110 kg/ha phân đạm là vừa, vụ hè thu khoảng 70 – 90 kg/ha. Lượng phân lân là khoảng 30 – 60 kg/ha, phân kali 30 – 40 kg/ha. Có thể tăng thêm 10 kg kali mỗi vụ để duy trì hàm lượng kali trong đất ổn định.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao