Tin nông nghiệp Nâng cao hiệu quả xử lý nghịch vụ cây ăn trái

Nâng cao hiệu quả xử lý nghịch vụ cây ăn trái

Author Duy Tân - Gia Bảo, publish date Thursday. September 7th, 2017

Nâng cao hiệu quả xử lý nghịch vụ cây ăn trái

Thời gian gần đây, hiệu quả từ việc xử lý nghịch vụ trên vườn cây trồng có xu hướng sụt giảm do chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, từ đó gây ra nhiều bất lợi cho lĩnh vực canh tác vườn cây ăn quả ở vùng ĐBSCL

Mùa mưa rất khó khăn trong việc xử lý vườn cây ăn trái cho vụ nghịch

Diễn biến thời tiết có nhiều biến chuyển thất thường. Đặc biệt, xuất hiện nhiều cơn mưa trái mùa làm xáo trộn quá trình ra hoa tự nhiên của nhiều vườn cây. Không chỉ tác động bất lợi trên những vườn ra hoa tự nhiên, diễn biến phức tạp của thời tiết còn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xử lý ra hoa trái vụ, gia tăng áp lực dịch hại lên vườn cây ăn trái, dẫn đến tình trạng ra hoa, đậu trái kém, chất lượng trái có xu hướng sụt giảm. Một số loại cây trồng nhạy cảm như xoài bị thất thu năng suất nghiêm trọng.

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, vấn đề về thời tiết hiện tại và thời gian tới, mưa không nhiều bằng nửa cuối tháng 8, gió mùa Tây Nam hoạt động ở cường độ ở mức trung bình, yếu, thường có mưa vào buổi chiều và tối. Những dự báo trên là những thông tin bất lợi cho bà con xử lý ra hoa, hoặc vườn cây đang trong quá trình đậu trái non, gây khó khăn cho bà con khi phòng ngừa các loại nấm bệnh trên vườn cây.

TS Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, cần hạn chế bón nhiều phân đạm trong mùa mưa, lũ, do trong nước mưa có chứa khí nitơ (78%) kết hợp với khí oxi (21%) tạo ra dạng đạm rơi xuống. Theo tính toán, 10ha đất sẽ nhận được lượng đạm từ nước mưa vào khoảng 10 – 84kg đạm/năm. Chính vì vậy trong nước mưa có đạm, nếu bà con bón thêm đạm sẽ gây hiện tượng thừa, làm cho cây ra đọt non, trong giai đoạn cây có trái non, sẽ dẫn hiện tượng rụng trái.

Để nuôi trái trong giai đoạn này, cần sử dụng phân NPK. Đặc biệt là các loại phân chuyên dụng phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây, bón với liều lượng vừa đủ. Đối với giai đoạn này, trái non sẽ rụng nhiều, nếu trái non rụng do thời tiết bất thường, nên bổ sung các loại phân bón lá chứa các nguyên tố vi lượng phun lên trong thời gian đó, để hỗ trợ dinh dưỡng, cung cấp các dưỡng chất cho cây. Đối với biện pháp phủ tạo khô hạn, để xử lý ra hoa đạt hiệu quả cao hơn, có thể sử dụng một số loại phân bón như MKP ( 0% đạm, 52% lân, 34% kali), phun lên để lá mau hấp thụ.

Mặt khác, để xử lý sầu riêng ra trái nghịch vụ đạt năng suất cao, hạn chế sầu riêng bị sượng trong mùa mưa, nên phun những chất có chứa Canxi, Mg, phun Nitrat Canxi ở nồng độ 2% sau khi trái đậu được 2 tháng, sau đó 2 tuần tiếp tục phun Sunfat Magie ở nồng độ 0,2%, phun Nitrat Kali trước khi thu hoạch 2 tháng.

Theo PGS.TS Phạm Văn Kiêm, nguyên giảng viên Khoa Nông nghiệp - Sinh học ứng dụng ĐH Cần Thơ nhận định, đối với bệnh thối rễ của các loại cây ăn trái nói chung từ sầu riêng, cam, quýt… Kể cả cây xoài và những loại cây trồng cạn trên rẫy như ớt, khổ qua… Đều có thể dễ bị bệnh thối rễ trong mùa mưa. Tất cả các loại cây này đều bị ảnh hưởng bởi nấm Fusarium, gây hại cho rễ cây.

Trong đất ở vùng ĐBSCL, đều xuất hiện loại nấm Fusarium ở trong đất. Đối với loại nấm này, cần điều kiện để phát triển, nếu hệ vi sinh vật trong đất phong phú thì có thể ức chế nấm Fusarium gây thối rễ. Nhưng, khi hệ vi sinh vật trong đất cạn kiệt, khi đó trong đất chỉ còn duy nhất nấm Fusarium, dẫn đến nấm Fusarium ăn rễ cây, phát triển mạnh dẫn đến thối rễ.

Mặt khác, điều kiện làm cho hệ vi sinh vật trong đất ít đi là do phân hữu cơ bị vi sinh vật ăn và phân hủy hết, đến lúc cạn kiệt nguồn thức ăn, dẫn đến vi sinh vật chết dần, nấm hại phát triển tấn công rễ cây. Do đó, bên cạnh bón phân hóa học, bà con cần phải bón nhiều phân hữu cơ cho đất vườn, nuôi hệ vi sinh vật ngoại sinh này, ức chế bệnh thối rễ.

Đối với bệnh thối rễ, nếu tưới Benomyl chỉ giúp vườn cây khá lên khoảng 3 tháng, đến khi hết thuốc dẫn đến cây càng kiệt quệ nhanh hơn. Vì vậy, chỉ có cách tạo hệ vi sinh vật có sẵn trong đất, bằng cách bón phân hữu cơ cho cây. Trên thị trường có nhiều loại phân hữu cơ để bón cho cây, nhưng có thể sử dụng cách thả lục bình vào mương nước trong vườn cây, đợi lục bình mọc dày, kéo lên tủ gốc, sau đó tưới Trichoderma lên để lục bình phân hủy nhanh, tạo thành phân hữu cơ cung cấp cho đất. Ngoài ra, có thể mua rơm để tủ khoảng 2 tấc lên mặt líp, tưới Trichoderma để rơm mục ra thành chất hữu cơ cung cấp cho đất. Bên cạnh lượng phân hữu cơ mua sử dụng, còn có thể cung cấp thêm những loại hữu cơ rẻ tiền như phân vịt, gà…

Kỹ sư Phạm Văn Quy, đại diện Cty Beymer (CHLB Đức) cho biết, vào mùa mưa, rất dễ gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý trái non, đất dễ đi đọt sẽ gây rụng trái. Trong quá trình này, sau khi đậu trái non, nên sử dụng các dòng phân bón. Thứ nhất, về phân bón gốc, sử dụng các dòng có kali cao để hạn chế quá trình ra đọt và có thêm thành phần chung vi lượng để đảm bảo bộ lá dày hơn. Cty Beymer có đưa ra thị trường dòng sản phẩm Nitrofoska Perfect 15-5-20, bên cạnh thành phần Kali 20%, có thêm thành phần vi lượng là Mg 2%, không những góp phần giúp xanh bộ lá, thành phần Mg sẽ giúp cho bông xanh hơn.

Đối với dòng sản phẩm này còn có thêm thành phần Boron, bên cạnh đó thành phần Boron dưới bề mặt gốc để tăng tỷ lệ đậu trái. Theo liều lượng khuyến cáo sử dụng, trong giai đoạn cây từ 4 – 6 năm tuổi, nên bón thành phần Nitrofoska Perfect khoảng từ 400 – 500 gram/gốc; cây từ 6 – 8 năm tuổi trở lên, bón khoảng 600 – 700 gram/gốc; cây từ 10 năm tuổi trở lên, bón khoảng 1kg phân. Bên cạnh quá trình bón phân dưới gốc Beymer cũng có dòng sản phẩm Basfolia Boron và sản phẩm kết hợp để phun lên bên trên trái và mặt lá là sản phẩm Basfolia Combi-Stipp.


Tiên phong trồng na ở vùng đất thừa hạn, thiếu mưa Tiên phong trồng na ở vùng đất thừa… Bỏ mía trồng bông súng, cây ăn trái, lãi hơn 400 triệu đồng/năm Bỏ mía trồng bông súng, cây ăn trái,…