Nuôi lợn (Heo) Nâng cao số lượng heo con sơ sinh

Nâng cao số lượng heo con sơ sinh

Publish date Thursday. June 18th, 2015

Nâng cao số lượng heo con sơ sinh

1. Trọng tâm là nâng cao số heo con đẻ ra

Khi nói tới số heo con ta thường chia làm hai loại tổng số con sinh và số con chọn nuôi. Tổng số con sinh là tất cả số heo con được đẻ ra. Theo đó, heo con khi đẻ ra là bao gồm cả heo con sống và heo con chết. Ở đây, ta trừ số heo con chết, heo yếu, có trọng lượng dưới tiêu chuẩn... sẽ được số con chọn nuôi. Số heo con đẻ ra mà bài viết đề cập tới, có giá trị kinh tế, là số heo con được chọn nuôi.

2. Năng lực của heo giống

Việc cải thiện khả năng di truyền của heo giống được tiến hành liên tục. Đặc biệt là cải thiện FCR và tăng trọng ngày. Các trại heo giống phải tuyển chọn các cá thể có ngoại hình đẹp, số con cao. Các trại mua heo giống phải đưa ra yêu cầu, điều kiện cho nơi bán. Cùng một điều kiện nuôi, quản lý nhưng những nơi có heo giống chất lượng thì năng suất sẽ luôn cao hơn.

3. Nâng cao số heo đẻ ở lứa đầu

Chúng ta đều biết rằng heo lứa đầu số lượng con đẻ ra đều ít. Thế nhưng, nái lứa đầu thường chiếm 20% tổng số nái. Nếu số lượng heo con bình quân của nái lứa đầu dưới 10 con thì sẽ ảnh hưởng tới năng suất toàn trại. Đa số các trại có năng suất cao, số heo con bình quân của nái lứa đầu đều đạt trên 11 con.

3.1 Heo hậu bị phải có bảng tên từng cá thể, quản lí theo ngày tuổi. Kiểm tra lên giống kỹ để nắm rõ ngày dự kiến phối.

3.2 Hai tuần trước khi phối cho ăn cám nái nuôi con 2,5~3 kg/ ngày.

3.3 Một tuần trước khi phối, mỗi ngày cho kích thích bằng mùi heo đực (tăng rụng trứng, lên giống rõ ràng).

3.4 Nhập heo hậu bị có khả năng sinh sản cao.

3.5 Giảm tối đa sự cố khi nái hậu bị đẻ, cần phải quản lý đặc biệt.

4. Kỹ thuật phối ảnh hưởng tới số con

Quản lý phối ảnh hưởng tới số con đẻ ra và tỷ lệ đẻ. Đặc biệt thời điểm phối ảnh hưởng rất lớn tới số con đẻ ra. Rất khó đưa ra một tiêu chuẩn thống nhất về thời điểm phối do có sự

4.1 Kiểm tra lên giống 1 ngày 2 lần (nếu có khả năng thì 12 tiếng kiểm tra một lần)

4.2 Sau khi kiểm tra lên giống cần xác minh heo có chịu đực không

4.3 Sau khi kiểm tra nái chịu đực phải quyết định thời điểm phối lần 1. Lúc này ta dựa vào thời điểm lên giống lại để quyết định. Nếu sau cai sữa nái lên giống lại trong vòng 5 ngày thì

4.4 Sau khi phối lần 1 xong, 12 tiếng sau ta phối lần thứ 2. Heo hậu bị hoặc heo nghi ngờ chưa đậu nhất định phải dùng đực kiểm tra để xem có phải phối lần thứ 3 không.

4.5 Từ thời điểm bắt đầu chịu đực đến 12 tiếng sau cần kiểm tra trạng thái lên giống. Đánh dấu khi phối và kết thúc lên giống. Sau khi phối xong, cần ghi lên bảng tên.

5. Chênh lệch số con đẻ ra ở từng lứa đẻ

Sự khác biệt năng suất ở từng lứa đẻ là rất rõ ràng. Nái trong vòng đời của mình lứa đầu thường đẻ ít, số con đẻ ra thường lên đến mức cao nhất ở lứa 3, 4, 5. Do đó cần phải duy trì tỷ lệ nái theo từng lứa đẻ phù hợp nhằm duy trì số heo con đẻ ra ổn định.

6. Khoảng cách từ đẻ tới phối

Ngày tuổi cai sữa: nếu cai sữa sớm hơn một ngày so với 28 ngày thì do số lứa đẻ của nái trong năm sẽ tăng nên số heo con đẻ ra tăng 0,05 con, nhưng năng suất lứa sau lại giảm 0,1 con. Việc quyết định ngày cai sữa không chỉ phụ thuộc vào năng suất mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ thiết bị chuồng trại và trạng thái nái (cai sữa sớm hơn 20 ngày không mang lại hiệu quả tốt).

Khoảng cách từ khi cai sữa tới phối: Đó chính là thời gian nái lên giống sau cai sữa. Khoảng cách được coi là bình thường là vào khoảng 5 ngày tính từ ngày sau cai sữa. Heo có thời gian lên giống sau 5 ngày sẽ có số heo con đẻ ra cao. Nếu sang ngày 6 hoặc 7 thì năng suất sẽ thấp hơn. Chính vì vậy trong thời gian nái nuôi con việc quản lí nái và tăng cường dưỡng chất sau cai sữa là rất quan trọng để giúp nái lên giống trong vòng 5 ngày sau cai sữa.

7. Quản lý dinh dưỡng nái

Lượng cám nái ăn vào trong thời gian nuôi con ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian nái lên giống và số con đẻ ra lứa sau. Tuy nhiên, việc quản lý lượng thức ăn ăn vào và thể trạng của nái kéo dài từ khi mang thai tới khi nuôi con, nên nếu chỉ tăng lượng cám ở trại đẻ thì hiệu quả cũng khó đạt như mong muốn.

Vào cuối kì mang thai, điểm thể trạng của nái nếu đạt 3,5 thì heo sẽ đẻ dễ dàng. Vì vậy, trong quá trình nái mang thai phải từ từ điều chỉnh lượng cám để duy trì thể trạng phù hợp cho heo. Thông thường, từ một đến hai tuần ta điều chỉnh lượng cám cho từng cá thể nái mang thai. Nếu đến kì cuối mang thai nái quá ốm và ta tăng lượng cám lên quá nhiều thì sau khi đẻ nái sẽ không ăn được nhiều cám. Tổng số cám nái ăn ở trại đẻ chia cho số ngày nuôi con bình quân phải đạt trên 6 kg thì năng suất lứa sau mới gia tăng.

8. Tối đa hóa lượng trứng rụng

Để tăng số heo con đẻ ra cần tăng lượng trứng trụng ngay từ lần thứ 1. Những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn nhất đến lượng trứng rụng là dinh dưỡng cho nái. Đặc biệt là tăng cường dinh dưỡng trước khi heo lên giống.

Việc tiếp xúc với heo đực đã thành thục vào thời kì này cũng rất quan trọng, nhưng nếu heo đực luôn ở bên cạnh nái sẽ không tốt cho việc rụng trứng và lên giống. Nếu có thể 3 ngày trước khi lên giống cho tiếp xúc với đực khoảng 109.

Quản lí thời kì trứng làm tổ Cho dù trứng rụng nhiều, thời điểm phối chính xác nhưng trong thời gian khoảng 4 tuần đầu nếu quản lý nái không tốt thì số heo con đẻ ra sẽ không nhiều. Lý do là trong thời gian này trứng thụ thai đi vào bên trong tử cung, chỉ có 70~80% số trứng thụ tinh làm tổ được.

Tuy nhiên, nếu trong thời gian này nái bị stress, di chuyển nhiều do nuôi nhốt chung hoặc bị kích động thì tỷ lệ trứng làm tổ thành công sẽ bị giảm. Kết quả là số lượng con đẻ ra ít đi. Chính vì vậy cần hạn chế di chuyển nái 4 tuần đầu sau khi phối.


Một số chú ý khi xây dựng chuồng trại cho heo Một số chú ý khi xây dựng chuồng… Bệnh Viêm Khớp Ở Lợn Nuôi Do Streptococcus Suis Bệnh Viêm Khớp Ở Lợn Nuôi Do Streptococcus…