Tôm thẻ chân trắng Nâng kiềm trong ao nuôi thủy sản

Nâng kiềm trong ao nuôi thủy sản

Publish date Sunday. December 28th, 2014

Nâng kiềm trong ao nuôi thủy sản

Yếu tố tác động gián tiếp chính có thể kể ra là: ảnh hưởng tới pH, ảnh hưởng tới sinh trưởng của thủy thực vật và đặc tính của kim loại nặng trong nước.

Nâng kiềm trong ao nuôi thủy sản
Một ao nuôi tôm thẻ chân trắng

 

Trước tiên cần xác định xem kiềm thấp là do nguyên nhân gì, có thể nêu ra một số nguyên nhân làm kiềm giảm như sau:

- Ao có nhiều ốc hoặc nhiều vẹm: Với loại ao này thì phải dùng cào vớt hết ốc ra khỏi ao sau đó mới nâng kiềm.

- Ao đáy đất phèn nhiều: Với ao này cần khử phèn rồi mới nâng kiềm.

- Ao không có tảo nổi mà bị rong đáy hoặc lablab: Với ao này cần làm sạch rong, lablab rồi mới nâng kiềm.

Xử lý như sau:

- Cào ốc, vớt rong nếu có

- Đo pH nếu thấp

- Kết hợp khoáng Stomi: 2kg/1000m3 nước với Ankaline (hoặc Soda) 10kg/1000m3 đánh lúc 8 giờ tối, liên tục 2-3 ngày tùy theo độ kiềm thấp hay cao.

+ Nếu kiềm ở mức 70ppm thì sau 2 lần sẽ đạt trên 100ppm

+ Nếu kiềm thấp hơn 70ppm thì phải 3 lần

- Trường hợp ao không có màu thì kết hợp sáng 9 giờ tạt 1kg Stomi + 1bao Dolomit/ 1000m3, 2 đến 3 lần sẽ có màu đẹp.

- Nếu ao bị tảo lap-lap thì khi đó đồng thời dùng vi sinh PondDtox 100g/1000m2 xử lý cho bật lap-lap lên.

- Trường hợp ao đánh rất nhiều vôi nhưng kiềm vẫn không lên, khi lội kiểm tra đáy thấy có 1 lớp vôi dày tráng đáy trên mặt lớp vôi là lớp nhớt mỏng thì chỉ cần dùng PondPlus: 50g/1000m2 + PondDtox: 100g/1000m2 lập lại sau 3 ngày tự khắc kiềm sẽ tăng và màu sẽ đẹp.

KS. Nguyễn Văn Khánh - Phong Điền - Huế - Công ty Bayer Việt Nam

 

Nguyên nhân ao tôm kiềm thấp là do mưa nhiều, nguồn đất và nước thiếu khoáng làm kiềm tụt.

Cách khắc phục hiện tượng này:

- Dùng 10kg ALKALINE + 10kg Dolomite/1000m3 ngâm trong nước 24h sau đó tạt đều trên mặt ao. Cách 1 ngày xử lý 1 lần. Sau 3 lần xử lý chắc chắn kiềm sẽ tăng trở lại.

- Để tránh hiện tượng kiềm lại tụt anh nên căn cứ chu kỳ lột xác của tôm để cung cấp khoáng chất cho tôm. Vừa kích thích tôm lột xác, giúp tôm nhanh cứng vỏ mà tránh hiện tượng tụt kiềm.

Đức Tài - TP.HCM - CTY Cổ phần Hoa Nước

 

 

Xử lý như sau:

Để nâng kiêm trong ao nuôi thủy sản thì người nuôi phải nâng pH lên từ 7.8 -8.0 sau đó dùng Sodium Bicarbonat với liều 16-20kg/1000m3 nước đánh vào lúc chiều tối. Với liều như thế thì nâng được 10 độ kiềm. Có thể đánh liên tục 2 đến 3 đêm đến khi nào độ kiềm trong ao như mong muốn thì ngưng. Tiếp tục để giữ độ kiềm không bị tụt thì đánh thêm Dolomite.

Th.S Trần Nhựt Cầu - Bến Tre - Cty TNHH TM-DV Thủy sản Cát Tường

 

 

Cách xử lý:

Để tăng độ kiềm, bạn có thể bón vôi super canxi hoặc Dolomite. Dolomite có khả năng tăng độ kiềm mạnh hơn. Tuy nhiên nếu tảo phát triển mạnh thì bạn nên sử dụng vôi super canxi (CaCO3) và nếu pH buổi sáng thấp thì bạn có thể sử dụng kết hợp với vôi tôi - Ca(OH)2- để nâng pH buổi sáng lên trên 7,5. Vôi sử dụng vào buổi chiều tối (19h - 20h)

Để hạn chế bớt sự phát triển của tảo, không nên dùng hóa chất vì thứ nhất, sử dụng hóa chất mà không có sự hiểu biết sâu rộng thì sẽ rất khó khăn cho bạn trong việc giữ ổn định môi trường, chất lượng nước ao nuôi, một số hóa chất có thể tồn lưu trong tôm nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng sau này, đặc biệt là hiện nay các nước nhập khẩu tôm ngày càng tăng cường việc kiểm tra chất lượng tôm nhập khẩu; thứ 2: tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với thuốc, hóa chất, việc dùng hóa chất trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng là không an toàn cho tôm nuôi.

Có thể áp dụng biện pháp giảm tảo bằng chế phẩm sinh học. Bạn có thể tìm một số loại chế phẩm sinh học mà trong thành phần có chứa các loài vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus.Vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus vừa sử dụng trực tiếp chất hữu cơ trong ao, vừa khử Nitrate (NO3-) thành Nitơ phân tử (N2) dạng khí thoát ra ngoài, làm giảm muối dinh dưỡng trong ao, từ đó làm hạn chế sự gia tăng mật độ tảo.

Dư Ngọc Tuân - Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận

Xử lý như sau:

Dùng 20kg/3000 m3 Dolomite trộn với 16kg Mật rỉ đường /3000 m3 trộn chung, đậy kín, không thêm hay cho nước vào, mật đường ủ 12 giờ (6 giờ sáng - 6 giờ chiều) tạt đều trên mặt ao, nếu hôm sau đo chưa đạt số 120 nên tạt thêm đến khi đạt con số mới ngừng, mỗi lần xử lý theo số lượng trên.

Intetnet

Tags: tăng kiềm trong ao nuôi tôm, nâng kiềm trong ao tôm, độ kiềm trong ao tôm, pH trong ao nuôi tôm


Related news

Các khí độc trong ao nuôi tôm Các khí độc trong ao nuôi tôm Công nghệ mới chứng tỏ hiệu quả chống lại EMS cho người nuôi tôm Công nghệ mới chứng tỏ hiệu quả chống…