Năng suất lao động thấp, cạnh tranh giảm
Lao động chưa qua đào tạo, ngại thay đổi quy trình sản xuất sẽ làm giảm chất lượng, năng suất lao động.
PGS-TS Chu Tiến Quang – cán bộ Tiểu ban Chính sách, Hội đồng Khoa học công nghệ (Bộ NNPTNT) cho biết: “Nguồn nhân lực sản xuất là một trong những điểm yếu, hạn chế của nền nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay số lượng nông dân sản xuất nông nghiệp vẫn còn quá nhiều, trong khi quỹ đất canh tác nhỏ và giảm dần, dẫn tới quy mô sản xuất của các hộ quá nhỏ và phân tán, sản lượng và giá trị nông nghiệp làm ra không đủ sống và tích lũy để mở rộng sản xuất”.
Đi sâu vào chất lượng lao động nông nghiệp, thạc sĩ Đinh Xuân Nghiêm (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng: “Chất lượng lao động nông nghiệp còn rất thấp, số lao động nông nghiệp, nông thôn chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao.
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn ở mức thấp.
Điều này dẫn tới năng lực tiếp cận tiến bộ khoa học thấp, ngại thay đổi quy trình sản xuất với năng suất, chất lượng thấp.
Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp thấp dẫn tới hiệu quả thấp và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm.
Năm 2014 năng suất lao động khu vực nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 18,7 triệu đồng/lao động, bằng 36,8% năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế”.
Theo ông Nghiêm, năng suất lao động nông nghiệp thấp đồng nghĩa với hiệu quả và khả năng cạnh tranh với nông nghiệp các nước thấp, dẫn đến ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ bị thua trên thị trường quốc tế và ngay trên thị trường nội địa.
Đây là thách thức lớn đã đặt ra trong nhiều năm qua và càng tăng lên trong mở rộng hội nhập quốc tế những năm tới.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao